Tôi là nhân viên tìm kiếm cứu hộ thuộc Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ và tôi có vài câu chuyện để kể (Phần 2)
Vậy là tối nay tôi có vào reddit và thấy rất bất ngờ vì lượng người có hứng thứ với mấy câu chuyện này đã tăng đột biến. Đầu tiên tôi sẽ nói tới vài điều mà mọi người đang bàn tán:
• Có rất nhiều người nhắc đến những điểm giống nhau giữa những câu chuyện của tôi và David Paulides. Tôi dám chắc với các bạn rằng tôi không hề đạo lại những chi tiết trong truyện của ông ấy, bởi vì dù sao tôi cũng không có ý gì ngoài sự kính trọng dành cho ông ấy cả. Ông ấy thực chất chính là người khơi nguồn cảm hứng cho tôi viết ra những chuyện này, vì tôi có thể chứng thực rất nhiều điều mà ông ấy đã nói. Chúng tôi thực sự có khá nhiều những cụ mất tích kỳ lạ, và hầu hết chúng chưa có lời giải đáp. Có thể là vậy, hoặc là vì chúng diễn ra ở những nơi chúng tôi không thể đặt chân tới. Cá nhận tôi cũng chưa gặp phải nhiều trường hợp như vậy, nhưng tôi sẽ chia sẻ vài chuyện mà tôi đã thấy, và một chuyện mà tôi được nghe bạn kể lại cũng liên quan đến vấn đề này.
• Cũng có khá nhiều phản hồi về chuyện cái thang, nên tôi sẽ nhắc qua về nó ở đây, và tôi cũng sẽ thêm vào 1 câu chuyện nữa. Mấy cái thang ấy có đủ hình dạng, kích thước, kiểu dáng, và cả độ mới cũ, bị tàn phá hay còn nguyên vẹn nữa. Vài cái đã bị sập nát, chỉ còn là một đống đổ nát, trong khi có cái thì mới nguyên. Tôi nhìn thấy 1 bộ cầu thang trông như cái thang ở trong hải đăng: dạng thang kim loại xoắn, dáng cổ. Cái thang đó không đi lên vô tận, dù nó có vẻ cao hơn những gì tôi có thể thấy được, nhưng vài cái thì cao hơn hẳn những cái khác. Như tôi đã nói lúc trước, cứ tưởng tượng cái thang của nhà bạn mà có ai đó cắt-và-dán (cut and paste) chúng vào giữa 1 nơi vô định. Tôi không có chụp lại hình nào cả, tôi không bao giờ định chụp sau lần đầu tiên bị cảnh báo về vấn đề này, và tôi cũng không muốn công việc của mình bị ảnh hưởng chỉ vì vấn đề này. Có thể sau này tôi sẽ cố thử chụp hình lại, nhưng tôi thật sự không thể hứa hẹn trước điều gì.
• Vài người tỏ ra khó hiểu trong chuyện cái gã gặp phải người đàn ông vô diện. Để nói rõ ràng hơn thì khi cái người leo núi đó trèo tới đỉnh ngọn núi, anh ta trông thấy 1 người khác mặc áo mũ lông và quần trượt tuyết. Đây chính là vô nhân diện. Xin lỗi vì đã dùng những từ khó hiểu khiến mọi người thắc mắc , tôi sẽ cố gắng khắc phục điều này.
Được rồi, giờ thì bắt đầu vào đề với những câu chuyện mới thôi:
• Ngoài những trường hợp bị mất tích, theo tôi là khoảng nửa những vụ tôi tham gia TKCH là do bị mất tích, thì các vụ khác là những vụ cứu hộ. Trường hợp người ta rơi xuống vách núi và bị thương, hay có người còn bị bỏng lửa (các bạn không thể tin được những trường hợp như thế này diễn ra thường xuyên thế nào đâu, hầu hết là bọn nhóc say rượu bị bỏng). Còn có những người bị động vật cắn hay côn trùng đốt. Chúng tôi là một đội gắn bó khăng khít, và trong chúng tôi có vài tay lão luyện trong việc tìm dấu hiệu của người bị mất tích. Điều đó cũng khiến chúng tôi nản lòng hơn trong những trường hợp không thể nào tìm thấy bất cứ dấu vết nào. 1 vụ cụ thể đã làm tất cả chúng tôi khá chán nản, buồn bực, bởi vì chúng tôi có tìm thấy 1 dấu vết của họ, nhưng nó chỉ dẫn đến nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Một ông già đi leo núi 1 mình trong 1 khu có đường đi cẩn thận, nhưng vợ ông ấy lại gọi cho chúng tôi để báo là ông ấy đã không về nhà đúng hẹn. Hóa ra là ông ấy từng có tiền sử bị động kinh, và bà ấy lo rằng ông ấy đã không uống thuốc đầy đủ nên đã bị lên cơn trên đường leo núi. Đừng hỏi vội, tôi cũng đang thắc mắc tại sao ông ấy cho rằng việc đi một mình lại ổn thỏa, và tại sao bà vợ không đi cùng ông ta. Tôi không hỏi thêm về những vấn đề ấy bởi vì nó vượt quá giới hạn cho phép, và nó cũng chả có tác dụng gì. Ai đó bị mất tích, và công việc của tôi là tìm ra người đó. Chúng tôi đi tìm với 1 đội hình tìm kiếm đúng chuẩn, và cũng không lâu sau thì 1 trong những “lão làng” trong nhóm đã tìm ra dấu hiệu nơi người đàn ông đó lạc ra khỏi khu đường leo núi chính. CHúng tôi nhóm lại và đi theo ông “lão làng”, tỏa ra theo hướng nan quạt để chắc rằng chúng tôi tìm nhiều chỗ nhất có thể.
Đột nhiên có một cuộc gọi qua bộ đàm bảo chúng tôi phải tập trung lại chỗ của những người “lão làng” và thế là chúng tôi đến đó ngay lập tức. Lý do là trong trường hợp như thế thì thường là người bị mất tích đã bị thương,và chúng tôi cần cả đội tới giúp họ đến nơi an toàn. Chúng tôi gặp cả nhóm dự phòng ở đó, và cái ông “lão làng” đang đứng ở chỗ gốc cây ôm đầu. Tôi hỏi ông bạn tôi là có chuyện gì vậy, và anh ta chỉ lên chỗ mấy cái cành cây phía trên. Tôi gần như không thể tin điều mà tôi đang thấy, một chiếc gậy dò đường treo lơ lửng trên 1 cái cành cách mặt đất ít nhất 9m. Cái đầu cuốn vào chỗ tay cầm được quấn chặt vào cành cây nên nó chỉ lơ lửng ở đó. Không thể nào mà người đàn ông đó có thể ném nó lên cao như vậy được, và chúng tôi không thể nhìn thấy bất cứ dấu vết nào là ông ta đang ở quanh đó cả. Chúng tôi gọi với lên cây, nhưng rõ ràng là không có ai trên đó cả. Chúng tôi chỉ còn nước đứng gãi đầu gãi tay đầy bất lực. Chúng tôi sau đó vẫn tiếp tục tìm kiếm ông già ấy, nhưng chả bao giờ có thể tìm ra ông ta. Chúng tôi thậm chí còn mang cả chó ra, nhưng bọn chúng không đánh hơi được và mất dấu ông già ngay trước cái cây ấy. Sau cùng thì cuộc tìm kiếm cũng phải bỏ lửng, vởi vì chúng tôi còn phải giải quyết nhiều vụ khác, và cũng đã quá khả năng chúng tôi có thể làm được gì rồi. Vợ của ông già ấy mấy tháng trời sau ngày nào cũng gọi cho chúng tôi, hỏi xem chúng tôi có tìm được chồng bà ấy không. Mỗi lần bà ấy gọi đến lại càng lúc càng thất vọng hơn khiến chúng tôi cũng thấy đau lòng. Tôi không biết rõ tại sao chỉ có cuộc gọi của bà ấy lại buồn đến thế, nhưng tôi nghĩ cũng là do vụ việc khá mập mờ mà ra. Điều này và cả những câu hỏi được đặt ra sau vụ việc nữa. Làm thế quái nào mà cây gậy của ông già ấy lại ở trên đó được? Có phải có kẻ đã giết ông ta và ném cây gậy lên đó để đánh dấu chiến lợi phẩm một cách kỳ quặc? Chúng tôi đã cố gắng hết sức để tìm kiếm ông ấy, nhưng gần như là trò hề. Chúng tôi thi thoảng vẫn nhắc lại về vụ đó.
• Những trường hợp trẻ con bị mất tích là những trường hợp đau lòng nhất. Cho dù bọn trẻ mất tích vì bất cứ lý do gì, trong tình huống gì. Chẳng dễ dàng gì khi làm công việc tìm kiếm này, và chúng tôi LUÔN luôn đau buồn vì những đứa trẻ mà khi chúng tôi tìm thấy thì chúng đã chết. Những trường hơp như vậy không phổ biến nhưng vẫn có xảy ra. David Paulides cũng đã nói nhiều về việc nhứng đứa trẻ được các đội TKCH tìm thấy ở những nơi mà chúng không thể cũng như không nên đi tới. Thành thật mà nói tôi nghe nhiều về các vụ này hơn là tận mắt thấy, nhưng giờ tôi sẽ chia sẻ một trong những chuyện mà bản thân tôi đã chứng kiến và khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất. Một bà mẹ và 3 đứa trẻ đi picnic tại một khu công viên có 1 hồ nước nhỏ. 1 đứa lên 6, 1 đứa lên 5 và đứa còn lại mới 3 tuổi. Bà mẹ trông cả 3 đứa rất kĩ, và theo lời bà ta thì bà chưa hề để chúng rời khỏi tầm mắt của mình. Điều quan trọng là bà ấy cũng không hề thấy bất cứ ai khác trong khu vực đó. Bà ấy thu dọn đồ đạc hành lý và rồi họ bắt đầu đi về chỗ đỗ xe. Cái hồ cách khu rừng khoảng 2 dặm, và ở trong 1 chỗ có đường đi rõ rành. Gần như là không thể đi lạc lúc từ chỗ đỗ xe ra đó được, trừ khi tự ý cố đi chệch ra khỏi đường như một thằng ngớ ngẩn. Bọn trẻ đi ngay trước mặt bà mẹ, rồi bà mẹ nghe thấy 1 tiếng động nghe như có ai đang tiến đến chỗ bà từ đằng sau. Bà ấy quay lại, và chỉ trong 3-4 giây bà ấy không nhìn thì đứa con trai 5 tuổi của bà ấy đã biến mất. Bà ấy đoán là nó chỉ đi ra vệ đường để đi tè hay sao, nên bà ấy hỏi hai đứa còn lại thằng bé đã đi đâu. Cả hai đứa đều nói với mẹ nó là ‘1 ông to lớn với khuôn mặt đáng sợ’ đã từ rừng đi ra ngay bên cạnh chúng và cầm tay thằng bé dắt vào chỗ đám cây rồi. Cả hai đứa bé còn lại đều không thấy sợ hãi gì, bà mẹ sau đó còn nói chúng trông như bị cho hít thuốc phiện vậy. Trông hai đứa có vẻ lờ mờ buồn ngủ. Vậy nên đương nhiên là bà ấy hoảng hồn vía lên và bắt đầu tìm kiếm con loạn cả khu vực xung quanh. Bà ấy gào thét tên con, và có lúc bà ấy nghĩ đã nghe thấy tiếng đứa con đáp lại. Rõ ràng là lúc đấy bà ấy không thể đâm quáng quàng vào rừng được, bà ấy còn có hai đứa bé nữa, vậy nên bà ấy gọi cảnh sát và ngay lập tức họ cử chúng tôi đến đó. Chúng tôi tới ngay, và bắt đầu tìm kiếm đứa bé. Trong suốt cuộc tìm kiếm trải dài tới mấy dặm ấy, chúng tôi chả thể tìm lấy 1 dấu vết nào của thằng bé. Bọn chó không thể đánh hơi thấy bất cứ thứ gì, chúng tôi không tìm thấy bất cứ mảnh quần áo hay các bụi cây bị rạp xuống , hay bất cứ thứ gì đại loại thế cho thấy có 1 đứa bé đã đi qua đấy. Đương nhiên cũng có lúc chúng tôi nghi ngờ cả bà mẹ, nhưng bà ta xem ra hoàn toàn suy sụp bởi việc này. Chúng tôi tìm kiếm đứa bé đó hàng tuần liền, với sự giúp đỡ của rất nhiều tình nguyện viên. Nhưng sau cùng thì cuộc tìm kiếm cũng thưa dần, và chúng tôi phải tiếp tục vụ khác. Những tình nguyện viên dù thế vẫn tiếp tục tìm kiếm, và một ngày nọ chúng tôi nhận được điện từ bộ đàm cho biết là người ta đã tìm thấy 1 cái xác và cần chúng tôi đến lấy thi thể. Họ nói cho chúng tôi biết địa điểm, và không ai trong chúng tôi có thể tin được. Chúng tôi cứ ngỡ đó phải là 1 đứa trẻ khác. Nhưng khi chúng tôi đến nơi đó, chỉ cách khoảng 15 dặm từ chỗ thằng bé biến mất, và đương nhiên, chúng tôi thấy thi thể của thằng bé mà chúng tôi đang tìm kiếm. Tôi đã cố hình dung ra xem bằng cách nào mà thằng bé có thể hiện ra ở chỗ này kể từ khi chúng tôi đi tìm nó, và tôi không bao giờ có thể nghĩ ra câu trả lời. Một tình nguyện viên tình cờ đi ngang qua khu đó, vì anh ta nghĩ mình có thể thử xem xét ở những nơi không ai khác có thể nghĩ là cái xác có thể bị vứt tại đó. Anh ta tới chân một cái dộc đá cao, trơn trượt và lúc đang leo dở nửa chừng thì anh ta thấy thứ gì đó. Nhìn qua ống nhòm và anh ta chắc chắn đó là thi thể của 1 cậu bé, bị nhét vào một khe mở ở chỗ vách đá. Anh ta nhận ra màu áo của đứa bé, vậy nên anh ta biết ngay đó là thằng bé đang mất tích. Đó cũng là lúc anh ta gọi hỗ trợ và chúng tôi đi tới đấy. Mất gần 1 tiếng đồng hồ để chúng tôi có thể đem thi thể của thằng bé xuống, và không ai trong chúng tôi tin được vào mắt mình. Không chỉ là thằng bé chỉ cách 15 dặm từ chỗ nó bị bắt, mà là làm sao tự nó có thể tự trèo lên 1 nơi như thế này. Cái dốc này khá gập ghềnh, và ngay cả chúng tôi có dụng cụ leo núi cũng khó có thể trèo lên nơi này. Tôi rất chắc rằng 1 đứa trẻ 5 tuổi không thể nào trèo lên nơi này. Không chỉ là vậy mà đứa trẻ này không hề có 1 vết xước nào trên người. Đôi giày của đứa trẻ đã bị mất, nhưng chân của nó không hề bị trầy xước hay dính bẩn. Vậy nên không có khả năng 1 thứ động vật nào đó đã kéo nó lên tận đây được. Và từ những gì chúng tôi xác định được thì thằng bé chết chưa lâu. Thằng bé đã mất tích được 1 tháng rồi, và xem như nó mới chỉ chết được nhiều nhất là 1-2 ngày. Sự việc này rất kì lạ, và là 1 trong những khó hiểu nhất mà tôi từng gặp. Sau đó chúng tôi biết được qua lời giám định của nhân viên pháp y là thằng bé chết vì bị bỏ mặc ngoài trời. Nó đã chết vì lạnh, do ra ngoài trời lúc đêm muộn hai ngày trước khi chúng tôi tìm thấy nó. Không có kẻ tình nghi cũng như câu trả lời nào. Tới tận ngày hôm nay, đó vẫn là 1 trong những điều kì quái nhất mà tôi biết.
• Việc đầu tiên tôi làm khi còn là một nhân viên thực tập là 1 cuộc tìm kiếm 1 đứa trẻ 4 tuổi bị lạc khi đi cùng mẹ. Đây là 1 trong những trường hợp chúng tôi biết sẽ tìm thấy đứa bé vì mấy con chó đã đánh hơi được mùi rất rõ, và chúng tôi thấy dấu hiệu rõ ràng là thằng bé đang ở trong khu vực đó. Cuối cùng chúng tôi tìm thấy thằng bé trong một bụi dâu cách chỗ thằng bé mất tích khoảng nửa dặm. Thằng bé còn không hề hay biết là nó đi xa đến thế. Một trong những “lão làng” đội chúng tôi đưa thằng bé quay về. Tôi thấy mừng vì bản thân tôi cũng không giỏi đi với trẻ con lắm, vì tôi thấy khá khó khăn để nói chuyện và bầu bạn với đám trẻ. Khi người hướng dẫn tôi và tôi quay về, cô ấy quyết định dẫn tôi qua rẽ qua một chỗ để chỉ cho tôi một ‘điểm nóng’ – nơi mà chúng tôi hay tìm thấy người mất tích. Nơi ấy là một cái dốc tự nhiên trong 1 khu đất gần đường có nhiều người qua lại, và mọi người thường hay đi qua khu dốc này để dễ qua hơn. Chúng tôi đi bộ ra chỗ đó, cũng chỉ cách có khoảng vài dặm, và trong khoảng 1 giờ thì tới nơi. Khi chúng tôi đang đi quanh khu vực đó thì người hướng dẫn chỉ cho tôi những chỗ mà cô ấy đã từng tìm thấy những người mất tích. Lúc đó tôi thấy có thứ gì ở đằng xa. Khu vực chúng tôi đang đi cách chỗ đậu xe chính khoảng 8 dặm, cũng có đường đi tắt để đến gần khu đấy nếu bạn không muốn đi bộ xa. Chúng tôi đang ở trong 1 khu đất công của bang, có nghĩa là không có bất cứ hoạt động kinh doanh hay nhà ở dân cư nào ở khu vực đó. Thứ duy nhất ở đây có thể thấy là 1 ngọn tháp báo cháy hay lều chõng của những người vô gia cư xây dựng bất hợp pháp. Song từ chỗ tôi nhìn ra thì cái thứ mà tôi phát hiện ra có cạnh thẳng, và có 1 điều bạn phải hiểu là, trong tự nhiên hiếm khi có thứ gì thẳng cạnh như vậy. Tôi có chỉ nó cho người hướng dẫn, nhưng cô ấy chỉ lờ đi. Cô ấy đứng lại và để tôi tự ra chỗ đó kiểm tra. Tôi chỉ đứng cách nó khoảng 6 mét mà tóc sau gáy tôi đã dựng đứng hết cả lên. Đó là 1 cái cầu thang, ở giữa khu rừng quỷ quái. Nói cho tử tế thì đáng ra nó phải là thứ vô hại nhất. Chỉ là 1 cái cầu thang bình thường trải thảm màu be, và có khoảng 10 bậc. Song thay vì nằm trong 1 căn nhà, nơi rõ ràng là chỗ của nó thì ngay đây giữa nơi rừng núi này, nó ở ngay tại đó. Hai bên cầu thang không được phủ thảm, cũng là lẽ đương nhiên, và vì thế mà tôi nhìn được chất liệu gỗ của nó. Trông cứ như thể là lỗi trong trò chơi điện tử, khi mà ngôi nhà không được ‘load’ hết và cái cầu thang là thứ duy nhất có thể trông thấy được. Tôi đứng đó, trong khi đầu óc mình như thể đang bị chạy quá tải do phải cố hiểu xem thứ tôi đang thấy có nghĩa lý gì. Người hướng dẫn tôi đến gần và đứng ngay cạnh tôi, và cô ấy đứng đó 1 cách khá thản nhiên và nhìn cái thang như thể đó là thứ hiển nhiên, nhàm chán nhất trên thế giới. Tôi hỏi cô ấy là cái thứ này sao lại ở nơi quái quỷ này, và cô ấy chỉ cười khúc khích. ‘Tập quen dần với nó đi, lính mới. Cậu sẽ phải thấy rất nhiều cái thang nữa.’ Tôi bắt đầu đi lại gần nó, nhưng cô ấy nắm chặt tay tôi ngăn lại. Rất chặt. “Là tôi thì tôi sẽ không làm thế đâu.” Cô ấy nói vậy. Giọng của cô ấy khá bình thường, nhưng cái nắm tay của cô ấy thì rất chặt. Tôi chỉ đứng đó mà nhìn cô ấy ra chiều khó hiểu. ‘Cậu sẽ thấy chúng thường xuyên luôn, nhưng đừng đến gần chúng. Đừng động vào chúng, đừng đi lên trên các bậc thang. Cứ lờ chúng đi thôi.’ Tôi bèn mở mồm định hỏi cho kĩ về vấn đề này, nhưng cách cô ấy nhìn tôi lúc đó báo cho tôi biết là nên ngậm miệng lại thì hơn. Cuối cùng chúng tôi tiếp tục đi, và vấn đề này không bao giờ được nhắc đến lần nữa trong suốt quá trình thực tập sau đó của tôi. Dù sao cô ấy cũng nói đúng, cứ 1 trong 5 cuộc gọi tôi có mặt thì tôi lại gặp phải vài cái thang như vậy. Thỉnh thoảng chúng khá là gần đường đi, cũng chỉ cách chừng 2 đến 3 dặm. Có lúc chúng lại cách đường đến 20-30 dặm, đúng thật là ở giữa nơi hoang vu. Những lúc ấy tôi chỉ có thể thấy chúng trong những cuộc tìm kiếm phạm vi rộng hay những buổi tập luyện thử nghiệm tìm kiếm cuối tuần. Chúng thường còn khá tốt, nhưng có lúc lại trông như chúng quăng quật đến đây cả mấy dặm đường. Chúng có đủ loại kiểu dáng và kích thước . Cái cầu thang lớn nhất mà tôi từng trông thấy là 1 cái trông như thể dạng cầu thang trong các khu biệt thự thời kỳ chuyển giao thế kỷ. Cái thang ấy phải rộng ít nhất 3 mét, và các bậc thang phải trải dài lên phía trên 4.5-6 mét. Tôi đã cố đem chuyện này ra bàn với những người khác, nhưng cũng như người hướng dẫn tôi họ không hề đả động gì hơn. “Cũng thường thôi mà, đừng lo về vấn đề đó, chả phải điều gì to tát đâu. Nhưng đừng lại gần chúng hay leo lên là được.” Hiện giờ khi những thực tập sinh hỏi tôi về mấy cái thang đó, tôi cũng trả lời tương tự. Tôi cũng không thật sự biết phải nói gì hơn với họ nữa. Tôi rất hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ có câu trả lời tường tận hơn, nhưng giờ thì chưa.
• Câu chuyện tiếp theo đây lại là một câu chuyện buồn nhiều hơn là sợ. 1 người thanh niên mất tích vào cuối đông, trong khi thực tế thì chưa ai có thể đi xa như vậy trong điều kiện đường xá lúc ấy. Chúng tôi có đóng cửa hết tất cả các cung đường leo núi nhưng vài đường vẫn được mở quanh năm, trừ phi có quá nhiều tuyết phủ dày đặc. Chúng tôi có mở 1 cuộc tìm kiếm anh ta, nhưng lúc ấy tuyết đã phủ dày mặt đất đến 1.8 mét (năm đó tuyết rơi nhiều bất thường), và chúng tôi biết sẽ chẳng thể có cơ hội tìm được anh ta cho đến tận mùa xuân khi tuyết tan. Đúng thật như vậy, khi đợt tuyết tan đầu tiên bắt đầu, chúng tôi tìm thấy anh ta ở gốc 1 cái cây, trong 1 đống tuyết đã tan. Tôi hiểu ngay ra chuyện gì đã xảy ra, và điều này làm tôi khiếp đảm. Hầu hết những ai đã đi trượt tuyết hay đã từng ở trên núi 1 thời gian dài đều biết. Khi tuyết rơi nó không rơi thẳng xuống khu vực phía dưới cành cây. Trường hợp này thường xảy ra với các cây thông do chúng có dạng hình nón cụp. Vậy nên phía quanh khu vực gốc cây là một hỗn hợp của tuyết mỏng, không khí và cành cây rơi. Khu vực đó được gọi là hố cây hay bẫy cây sam (tree wells hay spruce traps), và nếu như không biết đến nó thì bạn sẽ không thể để ý là nó có ở đó, do chúng gần như bị che lấp gần hết. Chúng tôi đã đặt biển cảnh báo ở những chỗ cổng vào, những cái biển cảnh báo đó rất lớn, nhằm thông báo cho mọi người biết mức độ nguy hiểm của mấy cái hố ấy. Song năm nào có tuyết rơi nhiều và dày bất thường thế này cũng có ít nhất một người không đọc được biển báo ấy, hay là coi thường độ nghiêm trọng của cảnh báo, và đến mùa xuân chúng tôi mới tìm được xác họ. Tôi đoán chắc là anh thanh niên kia đã đi ngắm cảnh và rồi vì mệt hay bị chuột rút do phải đi trong chỗ tuyết dày, nên đã ra nghỉ chân ở gốc cây này, không hề biết đó là một cái hố cây và bị ngã xuống. Anh ta bị kẹt trong tư thế chân giơ lên trời, và đám tuyết ở xung quanh hố rơi xuống bọc chặt lấy anh ta. Không thể nào thoát khỏi đám tuyết xung quanh mình, anh ta bị ngạt thở. Hiện tượng này gọi là ngạt thở do ngập tuyết, không thường xuyên xả ray ra trừ nơi có tuyết đóng dày. Song nếu như bạn bị kẹt trong một tư thế kì dị như người thanh niên này, ngay cả 2 mét tuyết cũng đủ chết người. Điều làm tôi thấy rùng mình là khi tưởng tượng cảnh anh ta đã phải vật lộn ra sao. Bị kẹt trong tư thế trồng chuối, trong cái lạnh tê tái, anh ra không thể chết ngay được. Đám tuyết chắc hẳn đã tạo ra một đống dày và nặng phía trên người anh ta, và điều này khiến cho việc thoát ra là điều bất khả thi. Anh ta sẽ biết chuyện gì đang xảy đến với mình khi càng lúc càng thấy khó thở. Tôi không thể mường tượng được anh ta đã suy nghĩ những gì trong giây phút cuối đời ấy.
• Tôi có nhiều người bạn mà họ làm công việc công sở ít khi phải làm ngoài trời muốn biết xem liệu tôi đã bao giờ thấy người Dê (Goatman) lúc đi làm TKCH chưa. Không may, hay thật ra đối với tôi là may mắn thay, là tôi chưa hề gặp phải thứ như vậy. Tôi đoán vụ “người đàn ông mắt đen” cũng có thể được tính là một vụ gần tương tự, nhưng tôi chưa hề thấy thứ gì như Goatman. Tuy nhiên, có 1 lần tôi đã gặp phải thứ khá giống thế, nhưng tôi không chắc là mình có thể tính đó là Goatman. Chúng tôi nhận được thông báo có 1 bà già bị ngất trong đường đi bộ trong rừng, và cần sự trợ giúp của chúng tôi đưa xuống khu cửa vào. Chúng tôi đi tới chỗ bà ấy, và chỉ thấy có mỗi ông chồng ở đó. Ông ấy chạy đến, không hẳn, mà chỉ là đi nhanh đến chỗ chúng tôi và bảo là ông ấy mới chỉ đi khỏi con đường để xem xét một thứ thì vợ ông ta đột nhiên hét lên phía sau ông ấy. Ông ấy chạy lại chỗ bà ta và thấy bà ấy đã ngất xỉu ngay trên đường. Chúng tôi đưa bà ấy lên 1 cái cáng và đưa bà ấy quay về khu cổng chào. Trên đường đi, bà ấy tỉnh lại và lại bắt đầu gào thét. Tôi chấn an bà ấy và hỏi xem có chuyện gì đã xảy ra. Tôi không nhớ rõ từng chữ lời bà ấy nói, nhưng cơ bản chuyện là: Bà ấy đang đợi chồng quay lại thì nghe thấy 1 tiếng động rất lạ. Bà ấy nói tiếng đó nghe như tiếng mèo kêu, nhưng hơi lạ tai, và bà ấy không thể nghĩ ra là tại sao lại thế. Bà ấy tiến về phía trước vài bước để cố nghe cho rõ hơn, nhưng xem ra tiếng ấy đang lại gần chỗ bà. Bà ấy nói thứ tiếng đó càng đến gần thì bà ấy càng cảm thấy bất an, cho đến lúc bà ấy nhận thấy có cái gì đó không ổn. Tôi nhớ rõ phần lời kể sau đó của bà ấy, vì nghe nó rất kỳ quái nên không thể quên được. “Đó không phải là 1 con mèo. Đó là 1 người đàn ông, cứ liên tục kêu “meo” không ngừng. Chỉ kêu “meo, meo, meo” vậy thôi. Nhưng đó không phải 1 người đàn ông, không thể nào, vì tôi chưa bao giờ nghe thấy người đàn ông nào làm giọng nghe rè rè như thế. Tôi cứ ngỡ máy trợ thính bị tuột nhưng không phải thế, tôi chỉnh lại nó và cái tiếng ấy vẫn kêu rè rè. Nghe rất kinh khủng. Hắn ta đang tiến tới gần hơn nhưng tôi không thể trông thấy hắn. Hắn càng tới gần, tôi càng hoảng sợ, và sau đó tôi chỉ còn nhớ có 1 hình thù gì đó đi ra khỏi đám cây. Tôi biết lúc đó là lúc tôi bị ngất.” Rõ ràng là tôi hơi hoang mang không hiểu tại sao một gã nào đó lại đi vào rừng chỉ để “niệm” thần chú “meo meo meo” với người khác. Vậy nên khi chúng tôi vừa xuống khỏi núi, tôi bảo với cấp trên là mình sẽ thử đi tìm quanh khu vực xem có phát hiện ra điều gì không. Ông ta ra hiệu cho tôi cứ việc đi, nên tôi đã cầm theo 1 chiếc bộ đàm và trèo lên chỗ người phụ nữ kia vừa bị ngất. Tôi không hế thấy ai hết, nên tôi cứ đi thêm 1 dặm nữa, và khi quay lại tôi đi theo con đường mòn leo núi, để xem tôi có thể tìm được nơi mà bà ấy đã thấy gã kia đi ra không. Lúc đó cũng gần hoàng hôn rồi, và tôi không muốn phải ở lại đây 1 mình cả đêm nên tôi thôi không tìm nữa và tự nhẩm trong đầu sẽ quay lại đây vào ngày mai. Song ngay khi tôi vừa quay người lại, tôi bắt đầu nghe thấy tiếng gì đó từ xa vọng lại. Tôi đứng khựng lại và yêu cầu ai đang ở đó thì hãy ra mau. Tiếng động đó không hề tiến lại gần hay to hơn mà nghe đúng y hệt như một người đàn ông đang kêu “meo, meo bằng 1 giọng rất kì quái. Nó nghe như tiếng trong hoạt hình, mà ở đây tôi có thể ví nó gần giống như tiếng của tay Ned cầm cái máy biến giọng trong series hoạt hình South Park. Tôi lần theo đường mòn về phía mà tôi nghĩ thứ tiếng đó phát ra, nhưng tôi không bao giờ có thể lại gân nó. Thứ tiếng đó cứ như thể đến từ mọi phía. Sau cùng thì nó cũng tắt dần, tắt dần, và tôi thì quay về phía cổng chào. Tôi không bao giờ nhận được thông báo gì hơn về vụ đó, và ngay cả khi tôi quay lại khu vực đó, tôi chẳng thể nào nghe thấy lại âm thanh ấy. Tôi phỏng đoán là có thằng oắt ngu ngốc nào đã ở đó làm trò trêu trọc mọi người, nhưng ngay cả như vậy thì tôi vẫn phải thừa nhận điều này khá kỳ lạ.
Hừm, vậy là bài viết này cuối cùng cũng dài dằng dặc đầy chữ nghĩa, xin lỗi vì đã viết dài viết dai như vậy. Tiếp theo tôi sẽ viết về những câu chuyện mà bạn tôi đã kể tôi nghe, và anh ấy có vài câu chuyện khá hay. Vậy nên tối mai tôi sẽ đăng chúng lên đây. Tôi cũng có một vài câu chuyện nữa mà tôi nghĩ mấy bác sẽ muốn nghe. Tôi cũng xin lỗi vì đã lại khiến các bác phải hồi hộp ngóng đợi chuyện này, hi vọng những câu chuyện trên sẽ giúp các bác giải khuây trong 24 giờ tới, đến lúc tôi đăng phần tiếp theo.
EDIt: Xem ra nhiều bác muốn được nghe thêm nhiều chuyện nữa, mai tôi sẽ viết ra thật nhiều chuyện trong 1 post dài và dai nữa. Tôi sẽ cho cả chuyện của bạn tôi và tôi sẽ xem xét xem có thể liên lạc với những người có thể có chuyện hay để kể. Tôi chỉ không biết mọi người thấy thế nào vì đám chữ dài dằng dặc này, nhưng nếu các bác thấy ổn thì tôi sẽ đăng thêm nhiều chuyện nữa.
Series list:
• Có rất nhiều người nhắc đến những điểm giống nhau giữa những câu chuyện của tôi và David Paulides. Tôi dám chắc với các bạn rằng tôi không hề đạo lại những chi tiết trong truyện của ông ấy, bởi vì dù sao tôi cũng không có ý gì ngoài sự kính trọng dành cho ông ấy cả. Ông ấy thực chất chính là người khơi nguồn cảm hứng cho tôi viết ra những chuyện này, vì tôi có thể chứng thực rất nhiều điều mà ông ấy đã nói. Chúng tôi thực sự có khá nhiều những cụ mất tích kỳ lạ, và hầu hết chúng chưa có lời giải đáp. Có thể là vậy, hoặc là vì chúng diễn ra ở những nơi chúng tôi không thể đặt chân tới. Cá nhận tôi cũng chưa gặp phải nhiều trường hợp như vậy, nhưng tôi sẽ chia sẻ vài chuyện mà tôi đã thấy, và một chuyện mà tôi được nghe bạn kể lại cũng liên quan đến vấn đề này.
• Cũng có khá nhiều phản hồi về chuyện cái thang, nên tôi sẽ nhắc qua về nó ở đây, và tôi cũng sẽ thêm vào 1 câu chuyện nữa. Mấy cái thang ấy có đủ hình dạng, kích thước, kiểu dáng, và cả độ mới cũ, bị tàn phá hay còn nguyên vẹn nữa. Vài cái đã bị sập nát, chỉ còn là một đống đổ nát, trong khi có cái thì mới nguyên. Tôi nhìn thấy 1 bộ cầu thang trông như cái thang ở trong hải đăng: dạng thang kim loại xoắn, dáng cổ. Cái thang đó không đi lên vô tận, dù nó có vẻ cao hơn những gì tôi có thể thấy được, nhưng vài cái thì cao hơn hẳn những cái khác. Như tôi đã nói lúc trước, cứ tưởng tượng cái thang của nhà bạn mà có ai đó cắt-và-dán (cut and paste) chúng vào giữa 1 nơi vô định. Tôi không có chụp lại hình nào cả, tôi không bao giờ định chụp sau lần đầu tiên bị cảnh báo về vấn đề này, và tôi cũng không muốn công việc của mình bị ảnh hưởng chỉ vì vấn đề này. Có thể sau này tôi sẽ cố thử chụp hình lại, nhưng tôi thật sự không thể hứa hẹn trước điều gì.
• Vài người tỏ ra khó hiểu trong chuyện cái gã gặp phải người đàn ông vô diện. Để nói rõ ràng hơn thì khi cái người leo núi đó trèo tới đỉnh ngọn núi, anh ta trông thấy 1 người khác mặc áo mũ lông và quần trượt tuyết. Đây chính là vô nhân diện. Xin lỗi vì đã dùng những từ khó hiểu khiến mọi người thắc mắc , tôi sẽ cố gắng khắc phục điều này.
Được rồi, giờ thì bắt đầu vào đề với những câu chuyện mới thôi:
• Ngoài những trường hợp bị mất tích, theo tôi là khoảng nửa những vụ tôi tham gia TKCH là do bị mất tích, thì các vụ khác là những vụ cứu hộ. Trường hợp người ta rơi xuống vách núi và bị thương, hay có người còn bị bỏng lửa (các bạn không thể tin được những trường hợp như thế này diễn ra thường xuyên thế nào đâu, hầu hết là bọn nhóc say rượu bị bỏng). Còn có những người bị động vật cắn hay côn trùng đốt. Chúng tôi là một đội gắn bó khăng khít, và trong chúng tôi có vài tay lão luyện trong việc tìm dấu hiệu của người bị mất tích. Điều đó cũng khiến chúng tôi nản lòng hơn trong những trường hợp không thể nào tìm thấy bất cứ dấu vết nào. 1 vụ cụ thể đã làm tất cả chúng tôi khá chán nản, buồn bực, bởi vì chúng tôi có tìm thấy 1 dấu vết của họ, nhưng nó chỉ dẫn đến nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Một ông già đi leo núi 1 mình trong 1 khu có đường đi cẩn thận, nhưng vợ ông ấy lại gọi cho chúng tôi để báo là ông ấy đã không về nhà đúng hẹn. Hóa ra là ông ấy từng có tiền sử bị động kinh, và bà ấy lo rằng ông ấy đã không uống thuốc đầy đủ nên đã bị lên cơn trên đường leo núi. Đừng hỏi vội, tôi cũng đang thắc mắc tại sao ông ấy cho rằng việc đi một mình lại ổn thỏa, và tại sao bà vợ không đi cùng ông ta. Tôi không hỏi thêm về những vấn đề ấy bởi vì nó vượt quá giới hạn cho phép, và nó cũng chả có tác dụng gì. Ai đó bị mất tích, và công việc của tôi là tìm ra người đó. Chúng tôi đi tìm với 1 đội hình tìm kiếm đúng chuẩn, và cũng không lâu sau thì 1 trong những “lão làng” trong nhóm đã tìm ra dấu hiệu nơi người đàn ông đó lạc ra khỏi khu đường leo núi chính. CHúng tôi nhóm lại và đi theo ông “lão làng”, tỏa ra theo hướng nan quạt để chắc rằng chúng tôi tìm nhiều chỗ nhất có thể.
Đột nhiên có một cuộc gọi qua bộ đàm bảo chúng tôi phải tập trung lại chỗ của những người “lão làng” và thế là chúng tôi đến đó ngay lập tức. Lý do là trong trường hợp như thế thì thường là người bị mất tích đã bị thương,và chúng tôi cần cả đội tới giúp họ đến nơi an toàn. Chúng tôi gặp cả nhóm dự phòng ở đó, và cái ông “lão làng” đang đứng ở chỗ gốc cây ôm đầu. Tôi hỏi ông bạn tôi là có chuyện gì vậy, và anh ta chỉ lên chỗ mấy cái cành cây phía trên. Tôi gần như không thể tin điều mà tôi đang thấy, một chiếc gậy dò đường treo lơ lửng trên 1 cái cành cách mặt đất ít nhất 9m. Cái đầu cuốn vào chỗ tay cầm được quấn chặt vào cành cây nên nó chỉ lơ lửng ở đó. Không thể nào mà người đàn ông đó có thể ném nó lên cao như vậy được, và chúng tôi không thể nhìn thấy bất cứ dấu vết nào là ông ta đang ở quanh đó cả. Chúng tôi gọi với lên cây, nhưng rõ ràng là không có ai trên đó cả. Chúng tôi chỉ còn nước đứng gãi đầu gãi tay đầy bất lực. Chúng tôi sau đó vẫn tiếp tục tìm kiếm ông già ấy, nhưng chả bao giờ có thể tìm ra ông ta. Chúng tôi thậm chí còn mang cả chó ra, nhưng bọn chúng không đánh hơi được và mất dấu ông già ngay trước cái cây ấy. Sau cùng thì cuộc tìm kiếm cũng phải bỏ lửng, vởi vì chúng tôi còn phải giải quyết nhiều vụ khác, và cũng đã quá khả năng chúng tôi có thể làm được gì rồi. Vợ của ông già ấy mấy tháng trời sau ngày nào cũng gọi cho chúng tôi, hỏi xem chúng tôi có tìm được chồng bà ấy không. Mỗi lần bà ấy gọi đến lại càng lúc càng thất vọng hơn khiến chúng tôi cũng thấy đau lòng. Tôi không biết rõ tại sao chỉ có cuộc gọi của bà ấy lại buồn đến thế, nhưng tôi nghĩ cũng là do vụ việc khá mập mờ mà ra. Điều này và cả những câu hỏi được đặt ra sau vụ việc nữa. Làm thế quái nào mà cây gậy của ông già ấy lại ở trên đó được? Có phải có kẻ đã giết ông ta và ném cây gậy lên đó để đánh dấu chiến lợi phẩm một cách kỳ quặc? Chúng tôi đã cố gắng hết sức để tìm kiếm ông ấy, nhưng gần như là trò hề. Chúng tôi thi thoảng vẫn nhắc lại về vụ đó.
• Những trường hợp trẻ con bị mất tích là những trường hợp đau lòng nhất. Cho dù bọn trẻ mất tích vì bất cứ lý do gì, trong tình huống gì. Chẳng dễ dàng gì khi làm công việc tìm kiếm này, và chúng tôi LUÔN luôn đau buồn vì những đứa trẻ mà khi chúng tôi tìm thấy thì chúng đã chết. Những trường hơp như vậy không phổ biến nhưng vẫn có xảy ra. David Paulides cũng đã nói nhiều về việc nhứng đứa trẻ được các đội TKCH tìm thấy ở những nơi mà chúng không thể cũng như không nên đi tới. Thành thật mà nói tôi nghe nhiều về các vụ này hơn là tận mắt thấy, nhưng giờ tôi sẽ chia sẻ một trong những chuyện mà bản thân tôi đã chứng kiến và khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất. Một bà mẹ và 3 đứa trẻ đi picnic tại một khu công viên có 1 hồ nước nhỏ. 1 đứa lên 6, 1 đứa lên 5 và đứa còn lại mới 3 tuổi. Bà mẹ trông cả 3 đứa rất kĩ, và theo lời bà ta thì bà chưa hề để chúng rời khỏi tầm mắt của mình. Điều quan trọng là bà ấy cũng không hề thấy bất cứ ai khác trong khu vực đó. Bà ấy thu dọn đồ đạc hành lý và rồi họ bắt đầu đi về chỗ đỗ xe. Cái hồ cách khu rừng khoảng 2 dặm, và ở trong 1 chỗ có đường đi rõ rành. Gần như là không thể đi lạc lúc từ chỗ đỗ xe ra đó được, trừ khi tự ý cố đi chệch ra khỏi đường như một thằng ngớ ngẩn. Bọn trẻ đi ngay trước mặt bà mẹ, rồi bà mẹ nghe thấy 1 tiếng động nghe như có ai đang tiến đến chỗ bà từ đằng sau. Bà ấy quay lại, và chỉ trong 3-4 giây bà ấy không nhìn thì đứa con trai 5 tuổi của bà ấy đã biến mất. Bà ấy đoán là nó chỉ đi ra vệ đường để đi tè hay sao, nên bà ấy hỏi hai đứa còn lại thằng bé đã đi đâu. Cả hai đứa đều nói với mẹ nó là ‘1 ông to lớn với khuôn mặt đáng sợ’ đã từ rừng đi ra ngay bên cạnh chúng và cầm tay thằng bé dắt vào chỗ đám cây rồi. Cả hai đứa bé còn lại đều không thấy sợ hãi gì, bà mẹ sau đó còn nói chúng trông như bị cho hít thuốc phiện vậy. Trông hai đứa có vẻ lờ mờ buồn ngủ. Vậy nên đương nhiên là bà ấy hoảng hồn vía lên và bắt đầu tìm kiếm con loạn cả khu vực xung quanh. Bà ấy gào thét tên con, và có lúc bà ấy nghĩ đã nghe thấy tiếng đứa con đáp lại. Rõ ràng là lúc đấy bà ấy không thể đâm quáng quàng vào rừng được, bà ấy còn có hai đứa bé nữa, vậy nên bà ấy gọi cảnh sát và ngay lập tức họ cử chúng tôi đến đó. Chúng tôi tới ngay, và bắt đầu tìm kiếm đứa bé. Trong suốt cuộc tìm kiếm trải dài tới mấy dặm ấy, chúng tôi chả thể tìm lấy 1 dấu vết nào của thằng bé. Bọn chó không thể đánh hơi thấy bất cứ thứ gì, chúng tôi không tìm thấy bất cứ mảnh quần áo hay các bụi cây bị rạp xuống , hay bất cứ thứ gì đại loại thế cho thấy có 1 đứa bé đã đi qua đấy. Đương nhiên cũng có lúc chúng tôi nghi ngờ cả bà mẹ, nhưng bà ta xem ra hoàn toàn suy sụp bởi việc này. Chúng tôi tìm kiếm đứa bé đó hàng tuần liền, với sự giúp đỡ của rất nhiều tình nguyện viên. Nhưng sau cùng thì cuộc tìm kiếm cũng thưa dần, và chúng tôi phải tiếp tục vụ khác. Những tình nguyện viên dù thế vẫn tiếp tục tìm kiếm, và một ngày nọ chúng tôi nhận được điện từ bộ đàm cho biết là người ta đã tìm thấy 1 cái xác và cần chúng tôi đến lấy thi thể. Họ nói cho chúng tôi biết địa điểm, và không ai trong chúng tôi có thể tin được. Chúng tôi cứ ngỡ đó phải là 1 đứa trẻ khác. Nhưng khi chúng tôi đến nơi đó, chỉ cách khoảng 15 dặm từ chỗ thằng bé biến mất, và đương nhiên, chúng tôi thấy thi thể của thằng bé mà chúng tôi đang tìm kiếm. Tôi đã cố hình dung ra xem bằng cách nào mà thằng bé có thể hiện ra ở chỗ này kể từ khi chúng tôi đi tìm nó, và tôi không bao giờ có thể nghĩ ra câu trả lời. Một tình nguyện viên tình cờ đi ngang qua khu đó, vì anh ta nghĩ mình có thể thử xem xét ở những nơi không ai khác có thể nghĩ là cái xác có thể bị vứt tại đó. Anh ta tới chân một cái dộc đá cao, trơn trượt và lúc đang leo dở nửa chừng thì anh ta thấy thứ gì đó. Nhìn qua ống nhòm và anh ta chắc chắn đó là thi thể của 1 cậu bé, bị nhét vào một khe mở ở chỗ vách đá. Anh ta nhận ra màu áo của đứa bé, vậy nên anh ta biết ngay đó là thằng bé đang mất tích. Đó cũng là lúc anh ta gọi hỗ trợ và chúng tôi đi tới đấy. Mất gần 1 tiếng đồng hồ để chúng tôi có thể đem thi thể của thằng bé xuống, và không ai trong chúng tôi tin được vào mắt mình. Không chỉ là thằng bé chỉ cách 15 dặm từ chỗ nó bị bắt, mà là làm sao tự nó có thể tự trèo lên 1 nơi như thế này. Cái dốc này khá gập ghềnh, và ngay cả chúng tôi có dụng cụ leo núi cũng khó có thể trèo lên nơi này. Tôi rất chắc rằng 1 đứa trẻ 5 tuổi không thể nào trèo lên nơi này. Không chỉ là vậy mà đứa trẻ này không hề có 1 vết xước nào trên người. Đôi giày của đứa trẻ đã bị mất, nhưng chân của nó không hề bị trầy xước hay dính bẩn. Vậy nên không có khả năng 1 thứ động vật nào đó đã kéo nó lên tận đây được. Và từ những gì chúng tôi xác định được thì thằng bé chết chưa lâu. Thằng bé đã mất tích được 1 tháng rồi, và xem như nó mới chỉ chết được nhiều nhất là 1-2 ngày. Sự việc này rất kì lạ, và là 1 trong những khó hiểu nhất mà tôi từng gặp. Sau đó chúng tôi biết được qua lời giám định của nhân viên pháp y là thằng bé chết vì bị bỏ mặc ngoài trời. Nó đã chết vì lạnh, do ra ngoài trời lúc đêm muộn hai ngày trước khi chúng tôi tìm thấy nó. Không có kẻ tình nghi cũng như câu trả lời nào. Tới tận ngày hôm nay, đó vẫn là 1 trong những điều kì quái nhất mà tôi biết.
• Việc đầu tiên tôi làm khi còn là một nhân viên thực tập là 1 cuộc tìm kiếm 1 đứa trẻ 4 tuổi bị lạc khi đi cùng mẹ. Đây là 1 trong những trường hợp chúng tôi biết sẽ tìm thấy đứa bé vì mấy con chó đã đánh hơi được mùi rất rõ, và chúng tôi thấy dấu hiệu rõ ràng là thằng bé đang ở trong khu vực đó. Cuối cùng chúng tôi tìm thấy thằng bé trong một bụi dâu cách chỗ thằng bé mất tích khoảng nửa dặm. Thằng bé còn không hề hay biết là nó đi xa đến thế. Một trong những “lão làng” đội chúng tôi đưa thằng bé quay về. Tôi thấy mừng vì bản thân tôi cũng không giỏi đi với trẻ con lắm, vì tôi thấy khá khó khăn để nói chuyện và bầu bạn với đám trẻ. Khi người hướng dẫn tôi và tôi quay về, cô ấy quyết định dẫn tôi qua rẽ qua một chỗ để chỉ cho tôi một ‘điểm nóng’ – nơi mà chúng tôi hay tìm thấy người mất tích. Nơi ấy là một cái dốc tự nhiên trong 1 khu đất gần đường có nhiều người qua lại, và mọi người thường hay đi qua khu dốc này để dễ qua hơn. Chúng tôi đi bộ ra chỗ đó, cũng chỉ cách có khoảng vài dặm, và trong khoảng 1 giờ thì tới nơi. Khi chúng tôi đang đi quanh khu vực đó thì người hướng dẫn chỉ cho tôi những chỗ mà cô ấy đã từng tìm thấy những người mất tích. Lúc đó tôi thấy có thứ gì ở đằng xa. Khu vực chúng tôi đang đi cách chỗ đậu xe chính khoảng 8 dặm, cũng có đường đi tắt để đến gần khu đấy nếu bạn không muốn đi bộ xa. Chúng tôi đang ở trong 1 khu đất công của bang, có nghĩa là không có bất cứ hoạt động kinh doanh hay nhà ở dân cư nào ở khu vực đó. Thứ duy nhất ở đây có thể thấy là 1 ngọn tháp báo cháy hay lều chõng của những người vô gia cư xây dựng bất hợp pháp. Song từ chỗ tôi nhìn ra thì cái thứ mà tôi phát hiện ra có cạnh thẳng, và có 1 điều bạn phải hiểu là, trong tự nhiên hiếm khi có thứ gì thẳng cạnh như vậy. Tôi có chỉ nó cho người hướng dẫn, nhưng cô ấy chỉ lờ đi. Cô ấy đứng lại và để tôi tự ra chỗ đó kiểm tra. Tôi chỉ đứng cách nó khoảng 6 mét mà tóc sau gáy tôi đã dựng đứng hết cả lên. Đó là 1 cái cầu thang, ở giữa khu rừng quỷ quái. Nói cho tử tế thì đáng ra nó phải là thứ vô hại nhất. Chỉ là 1 cái cầu thang bình thường trải thảm màu be, và có khoảng 10 bậc. Song thay vì nằm trong 1 căn nhà, nơi rõ ràng là chỗ của nó thì ngay đây giữa nơi rừng núi này, nó ở ngay tại đó. Hai bên cầu thang không được phủ thảm, cũng là lẽ đương nhiên, và vì thế mà tôi nhìn được chất liệu gỗ của nó. Trông cứ như thể là lỗi trong trò chơi điện tử, khi mà ngôi nhà không được ‘load’ hết và cái cầu thang là thứ duy nhất có thể trông thấy được. Tôi đứng đó, trong khi đầu óc mình như thể đang bị chạy quá tải do phải cố hiểu xem thứ tôi đang thấy có nghĩa lý gì. Người hướng dẫn tôi đến gần và đứng ngay cạnh tôi, và cô ấy đứng đó 1 cách khá thản nhiên và nhìn cái thang như thể đó là thứ hiển nhiên, nhàm chán nhất trên thế giới. Tôi hỏi cô ấy là cái thứ này sao lại ở nơi quái quỷ này, và cô ấy chỉ cười khúc khích. ‘Tập quen dần với nó đi, lính mới. Cậu sẽ phải thấy rất nhiều cái thang nữa.’ Tôi bắt đầu đi lại gần nó, nhưng cô ấy nắm chặt tay tôi ngăn lại. Rất chặt. “Là tôi thì tôi sẽ không làm thế đâu.” Cô ấy nói vậy. Giọng của cô ấy khá bình thường, nhưng cái nắm tay của cô ấy thì rất chặt. Tôi chỉ đứng đó mà nhìn cô ấy ra chiều khó hiểu. ‘Cậu sẽ thấy chúng thường xuyên luôn, nhưng đừng đến gần chúng. Đừng động vào chúng, đừng đi lên trên các bậc thang. Cứ lờ chúng đi thôi.’ Tôi bèn mở mồm định hỏi cho kĩ về vấn đề này, nhưng cách cô ấy nhìn tôi lúc đó báo cho tôi biết là nên ngậm miệng lại thì hơn. Cuối cùng chúng tôi tiếp tục đi, và vấn đề này không bao giờ được nhắc đến lần nữa trong suốt quá trình thực tập sau đó của tôi. Dù sao cô ấy cũng nói đúng, cứ 1 trong 5 cuộc gọi tôi có mặt thì tôi lại gặp phải vài cái thang như vậy. Thỉnh thoảng chúng khá là gần đường đi, cũng chỉ cách chừng 2 đến 3 dặm. Có lúc chúng lại cách đường đến 20-30 dặm, đúng thật là ở giữa nơi hoang vu. Những lúc ấy tôi chỉ có thể thấy chúng trong những cuộc tìm kiếm phạm vi rộng hay những buổi tập luyện thử nghiệm tìm kiếm cuối tuần. Chúng thường còn khá tốt, nhưng có lúc lại trông như chúng quăng quật đến đây cả mấy dặm đường. Chúng có đủ loại kiểu dáng và kích thước . Cái cầu thang lớn nhất mà tôi từng trông thấy là 1 cái trông như thể dạng cầu thang trong các khu biệt thự thời kỳ chuyển giao thế kỷ. Cái thang ấy phải rộng ít nhất 3 mét, và các bậc thang phải trải dài lên phía trên 4.5-6 mét. Tôi đã cố đem chuyện này ra bàn với những người khác, nhưng cũng như người hướng dẫn tôi họ không hề đả động gì hơn. “Cũng thường thôi mà, đừng lo về vấn đề đó, chả phải điều gì to tát đâu. Nhưng đừng lại gần chúng hay leo lên là được.” Hiện giờ khi những thực tập sinh hỏi tôi về mấy cái thang đó, tôi cũng trả lời tương tự. Tôi cũng không thật sự biết phải nói gì hơn với họ nữa. Tôi rất hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ có câu trả lời tường tận hơn, nhưng giờ thì chưa.
• Câu chuyện tiếp theo đây lại là một câu chuyện buồn nhiều hơn là sợ. 1 người thanh niên mất tích vào cuối đông, trong khi thực tế thì chưa ai có thể đi xa như vậy trong điều kiện đường xá lúc ấy. Chúng tôi có đóng cửa hết tất cả các cung đường leo núi nhưng vài đường vẫn được mở quanh năm, trừ phi có quá nhiều tuyết phủ dày đặc. Chúng tôi có mở 1 cuộc tìm kiếm anh ta, nhưng lúc ấy tuyết đã phủ dày mặt đất đến 1.8 mét (năm đó tuyết rơi nhiều bất thường), và chúng tôi biết sẽ chẳng thể có cơ hội tìm được anh ta cho đến tận mùa xuân khi tuyết tan. Đúng thật như vậy, khi đợt tuyết tan đầu tiên bắt đầu, chúng tôi tìm thấy anh ta ở gốc 1 cái cây, trong 1 đống tuyết đã tan. Tôi hiểu ngay ra chuyện gì đã xảy ra, và điều này làm tôi khiếp đảm. Hầu hết những ai đã đi trượt tuyết hay đã từng ở trên núi 1 thời gian dài đều biết. Khi tuyết rơi nó không rơi thẳng xuống khu vực phía dưới cành cây. Trường hợp này thường xảy ra với các cây thông do chúng có dạng hình nón cụp. Vậy nên phía quanh khu vực gốc cây là một hỗn hợp của tuyết mỏng, không khí và cành cây rơi. Khu vực đó được gọi là hố cây hay bẫy cây sam (tree wells hay spruce traps), và nếu như không biết đến nó thì bạn sẽ không thể để ý là nó có ở đó, do chúng gần như bị che lấp gần hết. Chúng tôi đã đặt biển cảnh báo ở những chỗ cổng vào, những cái biển cảnh báo đó rất lớn, nhằm thông báo cho mọi người biết mức độ nguy hiểm của mấy cái hố ấy. Song năm nào có tuyết rơi nhiều và dày bất thường thế này cũng có ít nhất một người không đọc được biển báo ấy, hay là coi thường độ nghiêm trọng của cảnh báo, và đến mùa xuân chúng tôi mới tìm được xác họ. Tôi đoán chắc là anh thanh niên kia đã đi ngắm cảnh và rồi vì mệt hay bị chuột rút do phải đi trong chỗ tuyết dày, nên đã ra nghỉ chân ở gốc cây này, không hề biết đó là một cái hố cây và bị ngã xuống. Anh ta bị kẹt trong tư thế chân giơ lên trời, và đám tuyết ở xung quanh hố rơi xuống bọc chặt lấy anh ta. Không thể nào thoát khỏi đám tuyết xung quanh mình, anh ta bị ngạt thở. Hiện tượng này gọi là ngạt thở do ngập tuyết, không thường xuyên xả ray ra trừ nơi có tuyết đóng dày. Song nếu như bạn bị kẹt trong một tư thế kì dị như người thanh niên này, ngay cả 2 mét tuyết cũng đủ chết người. Điều làm tôi thấy rùng mình là khi tưởng tượng cảnh anh ta đã phải vật lộn ra sao. Bị kẹt trong tư thế trồng chuối, trong cái lạnh tê tái, anh ra không thể chết ngay được. Đám tuyết chắc hẳn đã tạo ra một đống dày và nặng phía trên người anh ta, và điều này khiến cho việc thoát ra là điều bất khả thi. Anh ta sẽ biết chuyện gì đang xảy đến với mình khi càng lúc càng thấy khó thở. Tôi không thể mường tượng được anh ta đã suy nghĩ những gì trong giây phút cuối đời ấy.
• Tôi có nhiều người bạn mà họ làm công việc công sở ít khi phải làm ngoài trời muốn biết xem liệu tôi đã bao giờ thấy người Dê (Goatman) lúc đi làm TKCH chưa. Không may, hay thật ra đối với tôi là may mắn thay, là tôi chưa hề gặp phải thứ như vậy. Tôi đoán vụ “người đàn ông mắt đen” cũng có thể được tính là một vụ gần tương tự, nhưng tôi chưa hề thấy thứ gì như Goatman. Tuy nhiên, có 1 lần tôi đã gặp phải thứ khá giống thế, nhưng tôi không chắc là mình có thể tính đó là Goatman. Chúng tôi nhận được thông báo có 1 bà già bị ngất trong đường đi bộ trong rừng, và cần sự trợ giúp của chúng tôi đưa xuống khu cửa vào. Chúng tôi đi tới chỗ bà ấy, và chỉ thấy có mỗi ông chồng ở đó. Ông ấy chạy đến, không hẳn, mà chỉ là đi nhanh đến chỗ chúng tôi và bảo là ông ấy mới chỉ đi khỏi con đường để xem xét một thứ thì vợ ông ta đột nhiên hét lên phía sau ông ấy. Ông ấy chạy lại chỗ bà ta và thấy bà ấy đã ngất xỉu ngay trên đường. Chúng tôi đưa bà ấy lên 1 cái cáng và đưa bà ấy quay về khu cổng chào. Trên đường đi, bà ấy tỉnh lại và lại bắt đầu gào thét. Tôi chấn an bà ấy và hỏi xem có chuyện gì đã xảy ra. Tôi không nhớ rõ từng chữ lời bà ấy nói, nhưng cơ bản chuyện là: Bà ấy đang đợi chồng quay lại thì nghe thấy 1 tiếng động rất lạ. Bà ấy nói tiếng đó nghe như tiếng mèo kêu, nhưng hơi lạ tai, và bà ấy không thể nghĩ ra là tại sao lại thế. Bà ấy tiến về phía trước vài bước để cố nghe cho rõ hơn, nhưng xem ra tiếng ấy đang lại gần chỗ bà. Bà ấy nói thứ tiếng đó càng đến gần thì bà ấy càng cảm thấy bất an, cho đến lúc bà ấy nhận thấy có cái gì đó không ổn. Tôi nhớ rõ phần lời kể sau đó của bà ấy, vì nghe nó rất kỳ quái nên không thể quên được. “Đó không phải là 1 con mèo. Đó là 1 người đàn ông, cứ liên tục kêu “meo” không ngừng. Chỉ kêu “meo, meo, meo” vậy thôi. Nhưng đó không phải 1 người đàn ông, không thể nào, vì tôi chưa bao giờ nghe thấy người đàn ông nào làm giọng nghe rè rè như thế. Tôi cứ ngỡ máy trợ thính bị tuột nhưng không phải thế, tôi chỉnh lại nó và cái tiếng ấy vẫn kêu rè rè. Nghe rất kinh khủng. Hắn ta đang tiến tới gần hơn nhưng tôi không thể trông thấy hắn. Hắn càng tới gần, tôi càng hoảng sợ, và sau đó tôi chỉ còn nhớ có 1 hình thù gì đó đi ra khỏi đám cây. Tôi biết lúc đó là lúc tôi bị ngất.” Rõ ràng là tôi hơi hoang mang không hiểu tại sao một gã nào đó lại đi vào rừng chỉ để “niệm” thần chú “meo meo meo” với người khác. Vậy nên khi chúng tôi vừa xuống khỏi núi, tôi bảo với cấp trên là mình sẽ thử đi tìm quanh khu vực xem có phát hiện ra điều gì không. Ông ta ra hiệu cho tôi cứ việc đi, nên tôi đã cầm theo 1 chiếc bộ đàm và trèo lên chỗ người phụ nữ kia vừa bị ngất. Tôi không hế thấy ai hết, nên tôi cứ đi thêm 1 dặm nữa, và khi quay lại tôi đi theo con đường mòn leo núi, để xem tôi có thể tìm được nơi mà bà ấy đã thấy gã kia đi ra không. Lúc đó cũng gần hoàng hôn rồi, và tôi không muốn phải ở lại đây 1 mình cả đêm nên tôi thôi không tìm nữa và tự nhẩm trong đầu sẽ quay lại đây vào ngày mai. Song ngay khi tôi vừa quay người lại, tôi bắt đầu nghe thấy tiếng gì đó từ xa vọng lại. Tôi đứng khựng lại và yêu cầu ai đang ở đó thì hãy ra mau. Tiếng động đó không hề tiến lại gần hay to hơn mà nghe đúng y hệt như một người đàn ông đang kêu “meo, meo bằng 1 giọng rất kì quái. Nó nghe như tiếng trong hoạt hình, mà ở đây tôi có thể ví nó gần giống như tiếng của tay Ned cầm cái máy biến giọng trong series hoạt hình South Park. Tôi lần theo đường mòn về phía mà tôi nghĩ thứ tiếng đó phát ra, nhưng tôi không bao giờ có thể lại gân nó. Thứ tiếng đó cứ như thể đến từ mọi phía. Sau cùng thì nó cũng tắt dần, tắt dần, và tôi thì quay về phía cổng chào. Tôi không bao giờ nhận được thông báo gì hơn về vụ đó, và ngay cả khi tôi quay lại khu vực đó, tôi chẳng thể nào nghe thấy lại âm thanh ấy. Tôi phỏng đoán là có thằng oắt ngu ngốc nào đã ở đó làm trò trêu trọc mọi người, nhưng ngay cả như vậy thì tôi vẫn phải thừa nhận điều này khá kỳ lạ.
Hừm, vậy là bài viết này cuối cùng cũng dài dằng dặc đầy chữ nghĩa, xin lỗi vì đã viết dài viết dai như vậy. Tiếp theo tôi sẽ viết về những câu chuyện mà bạn tôi đã kể tôi nghe, và anh ấy có vài câu chuyện khá hay. Vậy nên tối mai tôi sẽ đăng chúng lên đây. Tôi cũng có một vài câu chuyện nữa mà tôi nghĩ mấy bác sẽ muốn nghe. Tôi cũng xin lỗi vì đã lại khiến các bác phải hồi hộp ngóng đợi chuyện này, hi vọng những câu chuyện trên sẽ giúp các bác giải khuây trong 24 giờ tới, đến lúc tôi đăng phần tiếp theo.
EDIt: Xem ra nhiều bác muốn được nghe thêm nhiều chuyện nữa, mai tôi sẽ viết ra thật nhiều chuyện trong 1 post dài và dai nữa. Tôi sẽ cho cả chuyện của bạn tôi và tôi sẽ xem xét xem có thể liên lạc với những người có thể có chuyện hay để kể. Tôi chỉ không biết mọi người thấy thế nào vì đám chữ dài dằng dặc này, nhưng nếu các bác thấy ổn thì tôi sẽ đăng thêm nhiều chuyện nữa.
Series list:
Tên dịch giả: Già trâu
Nguồn: reddit.com
Nguồn: reddit.com
Tôi là nhân viên tìm kiếm cứu hộ thuộc Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ và tôi có vài câu chuyện để kể (Phần 2)
Reviewed by genen
on
tháng 11 12, 2015
Rating:
Không có nhận xét nào: