Hình dung nhé
Mỗi năm, chỉ tính riêng ở Mỹ, có 900,000 người được báo mất tích. Bạn nghe chính xác đấy. Không tin à? Thử tra đi: 900,000 người. Mỗi ngày có khoảng 2,300 người được báo mất tích. Phải nói rõ là phần lớn các vụ mất tích này được giải quyết khá nhanh chóng, và tôi không nói đến mấy cái xác chết trôi trên sông hay những cơ thể bị cắt xẻ rải rác dọc Jersey Turnpike.
Trong số 900,000 người mất tích thường niên, trẻ em chiếm khoảng 850,000. Trẻ mất tích thường có hai loại: một là bỏ nhà ra đi rồi cuối cùng lại an toàn trở về, hai là bị người thân bắt cóc. Loại thứ hai là do người bố hoặc mẹ vì mâu thuẫn gia đình hay ly dị mà ôm con bỏ trốn.
Còn về người lớn, đa phần những vụ mất tích rơi vào những người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu. Những con nghiện có xu hướng say túy lúy, biến mất khỏi tầm mắt bạn bè và gia đình để chìm đắm trong rượu chè hoặc mấy thứ thuốc phạm pháp. Người già mắc chứng Dementia hay Alzheimer’s cũng chiếm số lượng lớn trong các vụ mất tích. Họ rất hay rời khỏi người giám hộ rồi đi lạc. Thường thì cảnh sát nhanh chóng tìm thấy những vị cao niên đãng trí đó và đưa họ trở về viện dưỡng lão.
Như vậy, số lượng người mất tích (cả trẻ em lẫn người lớn) bị bắt cóc bởi người lạ thật ra khá ít. Bình quân mỗi năm ở Mỹ chỉ có khoảng 150 vụ bắt cóc vào dạng đó.
Giờ thử hình dung nhé.
Bạn là một nghệ sĩ - một họa sĩ theo trường phái Ấn tượng.
Bạn đã yêu hội họa cả đời. Năm 12 tuổi, bạn không thể rời mắt khỏi bức tranh “Những vũ công màu xanh” của Edgar Degas trong một quyển sách. Bạn bị mê hoặc bởi màu sắc, nét vẽ, bởi cách uốn mình của những cô gái trong tranh. Với bạn, họ không còn là vũ công nữa mà là đồng hoa bìm bìm rung rinh trong gió nhẹ. Lúc đó, bạn biết ngay rằng mình muốn tạo ra những thứ tuyệt vời và mê ly như thế.
Bạn học về những vĩ nhân: Renoir, Degas, Cezanne, và tất nhiên - Monet. Sang tuổi 15, bạn bắt đầu học vẽ sau giờ học ở một trường trong khu, nhưng bạn không bao giờ chia sẻ đam mê của mình với ai - dù là người thân hay bạn bè. Bạn sợ những gì họ sẽ nói. Nhỡ đâu họ cười bạn? Nhỡ đâu họ chê tranh bạn vụng về, xấu xí? Nhỡ đâu họ bảo rằng bạn chẳng tài cán gì và sẽ không thể nào tạo ra “Những vũ công màu xanh” của riêng bạn?
Bạn giấu giếm đam mê của mình. Mỗi khi vẽ xong một bức tranh bạn lại vứt nó vào sọt rác, vì thà rằng nó nằm trong đống rác còn hơn bị lôi ra bêu xấu.
Lên đại học, bạn muốn học hội họa, nhưng xã hội đã nói chỉ kẻ ngu mới làm thế. Nên thay vào đó, bạn chọn ngành kỹ sư. Bố mẹ bạn vui vẻ. Bạn tốt nghiệp đại học, có một công việc ngồi bàn giấy kiếm 55,000$ mỗi năm. Ngày nào bạn cũng tưởng tượng ra viễn cảnh chỉ cần vẽ và không làm gì cả. Bạn cố giữ thói quen vẽ vời, nhưng không có thời gian. Mỗi khi có thể là sếp lại bắt bạn làm việc cuối tuần, và khi có một giây rảnh rỗi thì bạn lại kiệt sức, chỉ biết xem TV hoặc lướt mạng. Bạn bắt đầu ghét bản thân yếu đuối, không dám theo đuổi thứ duy nhất trong đời làm cho bạn vui vẻ. Bạn rơi vào trầm cảm.
Hình dung nhé.
Cứ 10 người lại có 1 người bị trầm cảm. Nghĩa là ở Mỹ có ít nhất 31 triệu người cảm thấy lạc lõng, cảm thấy tuyệt vọng, cảm thấy như bản thân biến mất sẽ tốt hơn, và bạn là một trong số đó.
Bạn đeo mặt nạ trước mặt người thân và bạn bè. Việc đó rất dễ. Bạn đã giấu giếm đam mê của mình suốt đời thì cũng có thể giấu chứng trầm cảm. Không đồng nghiệp nào biết được bạn đang đau đớn, nhưng khi về nhà bạn nằm khóc trên giường. Bạn đã muốn uống cả một lọ thuốc an thần, nhưng lại sợ nếu sống sót sẽ bị người đời bàn tán. Bạn đứng trên thành bồn tắm, với một đầu dây thắt lưng vòng quanh cổ và đầu kia buộc vào thanh sắt của tấm rèm, cân nhắc lợi hại của việc tự sát. Bạn dành hàng giờ lướt mạng, vào các diễn đàn, tìm cách cứu chính mình. Thậm chí bạn còn đăng câu hỏi ẩn danh để cầu xin sự giúp đỡ.
Và rồi bạn tìm được lời khuyên mình đang tìm kiếm - lại còn từ Reddit, trang web nổi tiếng với mấy tấm ảnh mèo vớ vẩn và mấy trò hề lai căng. Đó là một bình luận trong chủ đề bạn viết về tự sát. Bạn không thấy tên người bình luận, thật ra thì bạn đã phấn khởi đến mức đóng luôn trang web sau khi đọc xong mà không xem đó là ai. Nhưng dù có là ai cũng không quan trọng, bạn chỉ cần biết những lời ấy đến từ một thiên thần hộ mệnh đang dõi theo bạn trên thiên đường.
“Thử tìm một lối thoát đi.” vị cứu tinh trên mạng nói, “Tôi hay vẽ để đấu tranh với chứng trầm cảm. Mỗi khi buồn bực là tôi lại cầm cọ vẽ. Đó là cách phân tâm rất hữu hiệu.”
Vậy hình dung nhé.
Bạn nghe và làm theo lời khuyên của thiên thần hộ mệnh. Bạn từ bỏ việc tự sát, gọi điện cho bố mẹ nói rằng bạn yêu họ. Sáng hôm sau, bạn tỉnh dậy và đến thư viện, dành cả ngày để đọc về những họa sĩ bạn yêu thích - những họa sĩ bạn đã thần tượng cả đời mình. Bạn dành hàng giờ để ngắm tranh của họ và cảm thấy mình như trẻ lại. Bạn tìm thấy cuốn sách có bức tranh “Những vũ công màu xanh” và cảm thấy mê mẩn, hệt như năm 12 tuổi. Khoảnh khắc đó đã khiến bạn quyết tâm bỏ việc để theo đuổi ước mơ.
Bố mẹ bạn không vui cho lắm, nhưng họ thông cảm sau khi nghe về chứng trầm cảm của bạn. Họ luôn nghĩ hội họa chỉ là một sở thích nhỏ và chưa bao giờ xem bức tranh hoàn chỉnh nào của bạn. Bạn lấy hết can đảm để cho họ xem một bức bạn đã chuẩn bị. Với bạn, nó còn hơn cả một bức tranh. Nó là trái tim, là mơ ước của bạn, là một mảnh tâm hồn bạn. Mọi chuyện diễn ra tốt hơn bạn tưởng. Bức tranh đã làm cho bố bạn mỉm cười, làm cho mẹ bạn rơi nước mắt. Vì bạn bỏ việc nên họ để bạn trở về nhà và biến phòng bạn thành một xưởng vẽ, để bạn từ từ suy tính.
Và hình dung nhé.
Bạn quay lại Internet để tìm lời khuyên, nhưng lần này không phải để ai đó khuyên bạn đừng tự sát. Bạn muốn hỏi về cách pha màu và cách dùng sơn lót. Bạn bắt đầu đăng ảnh chụp tranh của mình lên vài diễn đàn để được giúp đỡ, nhưng bạn còn nhận được nhiều hơn thế. Bạn nhận được những lời khen - những người dưng nói rằng họ yêu tranh của bạn.
Một số người thậm chí còn đặt mua tranh của bạn. Bạn bán bức tranh đầu tiên cho một đôi vợ chồng mới cưới ở Minnesota, họ nói tranh của bạn rất phù hợp với ngôi nhà của họ. Thật không tưởng. Bạn chỉ muốn vẽ thôi nhưng người ta còn bỏ tiền ra mua tranh của bạn. Bạn mở cửa hàng trên mạng, lập một blog, tạo một trang web dẫn đến các tài khoản mạng xã hội của bạn. Số lượng người theo dõi bạn trên Facebook và Twitter tăng lên. Vài bức tranh của bạn xuất hiện trên Internet đến hàng ngàn lần. Một tạp chí chuyên về hội họa còn viết bài về tác phẩm của bạn. Cũng chẳng lên hẳn trang nhất, nhưng chỉ cần một góc nhỏ thôi đã quá tự hào rồi.
Dần dần, bạn kiếm đủ tiền để dọn ra khỏi nhà bố mẹ và chuyển đến căn hộ riêng. Tất nhiên không giàu có gì nhưng mỗi ngày tỉnh dậy, bạn chỉ cần vẽ đúng như bạn hằng mơ ước.
Một buổi sáng, bạn mở mắt và thấy bức tranh còn dang dở ở giữa phòng. Những tia nắng sớm mai len qua cửa sổ, rơi trên bức tranh chưa hoàn thành. Cả bức tranh như tỏa sáng. Bạn thầm nghĩ không biết sẽ thế nào nếu không có thiên thần hộ mệnh trên mạng kia thuyết phục bạn cầm cọ vẽ để quên đi buồn đau. Bạn mỉm cười, lần đầu tiên có một nụ cười không bị ép buộc, vì bạn biết mình đã được hạnh phúc.
Nhưng hình dung nhé.
Sự ngưỡng mộ bao giờ cũng đi kèm với chỉ trích - những người thắc mắc tại sao, bằng cách nào bạn đến được vị trí này. Một số ghen tị với bạn. Họ muốn những gì bạn có. Rất nhiều người là họa sĩ nhưng không được chú ý như bạn. Bạn thấy họ thật ngu ngốc. Có phải tranh của bạn được trưng bày ở bảo tàng khắp cả nước đâu? Bạn chỉ kiếm vừa đủ sống, nhưng họ còn không thể kiếm sống bằng hội họa nên họ đâm ra ghét bạn.
Một số khác thì không phải là họa sĩ. Chúng là những kẻ thích đùa cợt, không muốn nhìn ai hạnh phúc nên cố hết sức để kéo bạn xuống. Chúng lợi dụng việc ẩn danh để gửi những tin nhắn sỉ nhục bạn qua Twitter. Chúng chê tác phẩm của bạn là “vớ vẩn”, nhưng nói thế nghĩa là chúng không chỉ chê tranh của bạn, chúng còn đang hạ nhục bạn. Tác phẩm của bạn phản ánh trái tim của bạn, ước mơ của bạn, một mảnh tâm hồn bạn, nhưng những con người tha hóa này ẩn sau những cái tên ngu ngốc đang giẫm đạp lên nó.
Và rồi chuyện lạ xảy ra. Bạn không còn nghe thấy những lời ngợi khen nữa. Chúng vẫn ở đó, nhưng gần như bị lấn át, bóp nghẹt và chìm nghỉm trong sự mỉa mai từ những kẻ muốn bạn thất bại.
Bạn đấu tranh để chứng tỏ bản thân, bạn muốn vẽ nên thứ gì đó có thể khiến những kẻ ghen tị nhất đổi ý. Nhưng bạn cố gắng bao nhiêu thì sự chê bai càng nặng nề bấy nhiêu. Bạn càng tiến gần hơn đến tác phẩm “Những vũ công màu xanh” của riêng bạn thì chúng lại càng phỉ nhổ vào bạn.
Ý nghĩ đó ăn mòn bạn, bao trùm tâm trí bạn.
Hình dung nhé.
Xâm nhập máy tính không khó như Hollywood ra vẻ. Bạn không cần phải là con mọt máy tính dành 18 tiếng mỗi ngày ở tầng hầm tối tăm, chỉ ăn Cheetos và uống Mountain Dew mới biết làm thế. Bạn cũng chẳng cần biết mấy thứ tường lửa hay mã rời gì cả. Bạn chỉ cần kiên nhẫn. Kiên nhẫn và thấu hiểu rằng con người, kể cả những kẻ ẩn danh hay đùa cợt trên mạng, cũng sẽ trở nên thoải mái đến mức đưa thông tin cá nhân lên mạng chẳng cần suy nghĩ.
Giờ thì hình dung nhé.
Những kẻ ganh ghét liên tục tấn công bạn. Mỗi lần bạn đăng ảnh hay thông báo bán hàng trên Facebook, chúng lại ở đó, xuất hiện như những nốt phát ban. Một kẻ đặc biệt khiến bạn khó chịu. Hắn dùng tên Dark_Painter97 và lần nào hắn cũng để lại bình luận thô lỗ và hằn học. “Phóng đại”, hắn nói về bạn như thế, “tầm thường” và “nhàm chán” nữa. Bạn cảm nhận được sự ganh ghét từ mỗi bình luận hắn để lại dưới những bài đăng của bạn.
Bạn mệt mỏi vì bị hắn bắt nạt. Một phần trong bạn muốn xem gã anh hùng bàn phím này mặt mũi ra sao nên đã vô thức bấm vào tên hắn. Đường dẫn đưa bạn đến trang cá nhân của blog hắn, nhưng không có tấm ảnh nào. Tuy nhiên, bạn để ý thấy một dòng chữ ở mục “Về tôi”.
Dòng chữ đề: Theo dõi tôi trên twitter @Dark_Painter97.
Bạn kiểm tra tài khoản twitter của hắn để xem tên khốn ẩn danh này có đăng ảnh nào chụp hắn không. Chẳng có, và ảnh đại diện chỉ là nhân vật hoạt hình nào đấy, nhưng bạn thấy hắn rất chăm tweet. Đặc biệt hắn hay nói chuyện với một người dùng - một đứa nhóc tuổi teen có để tên thật và cả ảnh chụp rõ mặt. Có vẻ chúng là bạn tốt. Và bạn nhận ra số “97” trong Dark_Painter97 rất có thể là năm kẻ tra tấn bạn sinh ra. Có lý lắm. Kẻ bắt nạt trên mạng thường ngu ngốc và rảnh rỗi, những đứa nhóc tuổi teen hội tụ đủ cả hai. Bạn dễ dàng lần ra đứa nhóc kia khi tìm trên Facebook. Ảnh đại diện không để chế độ riêng tư nên không khó khăn gì.
Đứa nhóc này chỉ có khoảng 125 bạn bè trên Facebook nên bạn đi lọc hết danh sách ấy, tìm những thằng nhóc sinh năm 1997. Mất khoảng 1 tiếng đồng hồ xem xét các trang facebook và một thứ đánh vào tâm trí bạn. Một thằng nhóc hợp tiêu chuẩn. Một thằng ranh nhìn như chưa bao giờ ra khỏi nhà. Mọi thứ trên mặt nó đều làm bạn khó chịu: từ cái mũi khoằm đến đôi kính râm Oakley to bự nó đeo. Bạn chỉ muốn nghiền cái mặt nó thành bột.
Rồi bạn nhìn vào phần thông tin của nó, bóng đèn trong đầu bạn sáng tỏ dần.
Sở thích: chơi game, đọc truyện tranh, vẽ.
Rồi, một thứ, nhưng thích vẽ không có nghĩa nó là kẻ đó.
Sinh nhật: 26/6/1997.
Hai thứ.
Và tất nhiên…
Ghé thăm blog của tôi @Dark_Painter97.
Đúng mày rồi, thằng khốn.
Bạn đã bắt được nó. Bạn đã biết thằng ranh cợt nhả khó chịu này mặt mũi ra sao, sống ở đâu, thậm chí cả trường nó học. Chỉ trong một tiếng rưỡi, bạn đã biết hết những gì cần biết về nó. Nhưng bạn sẽ làm gì với thông tin vừa tìm được ấy? Theo trang Facebook thì nó sống cách đây một bang. Chẳng lẽ lại đi ngần ấy đường để mắng nhiếc một người? Bạn tự nhủ rằng ý định lái xe sang bang khác chỉ để mắng một đứa nhóc ngớ ngẩn là quá sức điên rồ, nhưng bạn không thể ngăn bản thân. Dường như ai đó đã điều khiển cơ thể bạn. Trước khi kịp nhận thức thì bạn đã ở trên xa lộ, trên đường đến nơi thằng nhóc ở.
Khi đến địa hạt của bang đó, bạn tạm dừng để ăn nhẹ và dùng điện thoại tìm thông tin về bố mẹ thằng nhóc. Tìm địa chỉ nhà nó rất dễ. Bạn đến ngôi nhà lúc 4:00 chiều. Nó viết trên Facebook là bố mẹ nó làm việc theo giờ hành chính nên bạn biết họ vẫn chưa về. Qua cửa sổ, bạn nhìn thấy thằng ranh đang nghịch máy tính, chắc là lại bình luận một câu khiếm nhã trên tấm ảnh bạn vừa đăng ở blog, hoặc là đang xem phim khiêu dâm. Đến giờ tất cả đều hoàn hảo. Bạn không thể về khi chưa cho nó một bài học, thế nên bạn để xe trước nhà nó và gõ cửa.
Bạn nhận thấy thằng nhóc khá bối rối khi mở cửa. Nó không biết bạn là ai, làm bạn buồn cười. Nếu bạn dành cả đống thời gian bắt nạt một ai đó trên mạng, ít nhất bạn sẽ nhận ra khi người ấy đứng trước cửa nhà mình.
Bạn mở miệng định nói. Bạn đã trỏ tay vào mặt nó, nhưng cái mặt vênh váo ấy khiến bạn nổi giận. Bạn mất đi ý thức.
Khi tỉnh táo lại, bạn đang đứng trong phòng, trên người nó. Vẻ ngạo mạn trên mặt nó đã biến mất. Thay vào đó, dường như một quả bom đã phát nổ. Mũi nó bị giập và mắt trái sưng vù. Bạn sửng sốt với chính mình. Chuyện gì đã xảy ra? Bạn không phải kẻ bạo lực. Ngược lại, bạn không hề có ý định làm bị thương thằng nhóc này.
Bạn nhìn chiếc đồng hồ quả lắc dựng ở góc tường, 4:30. Đã qua bao lâu rồi? Bạn còn bao nhiêu thời gian trước khi bố mẹ thằng nhóc về? Trong óc bạn nổi lên những tội danh: đột nhập, tấn công trẻ vị thành niên. Có khi cả âm mưu giết người nữa. Nếu bị bắt, chắc chắn bạn sẽ dành 15 năm trong tù. Tạm biệt sự nghiệp họa sĩ. Rồi bạn lại nghĩ khác. Nếu bỏ chạy, thằng ranh con khi tỉnh lại sẽ nhận dạng bạn với cảnh sát. Bạn hoảng sợ.
Bạn quăng cái cơ thể bất tỉnh lên vai, ra ngoài và vào xe. Thần may mắn vẫn ở bên bạn, không có ai bên ngoài. Bạn ném nó vào cốp xe, lùi xe ra đường nhanh nhất có thể rồi tăng tốc chạy trốn.
Mỗi năm, ở Mỹ chỉ có khoảng 150 người bị người lạ bắt cóc. Bây giờ thằng nhóc này là một trong số đó, và nó đang nằm trong cốp xe bạn.
Hình dung nhé.
Tỉ lệ giết người ở Mỹ là 1/15,000 mỗi năm. Số lượng lớn đấy chứ? Sự thật đấy. Không tin à? Thử tra đi: 1/15,000. Tính toán tỉ lệ đó với đời người trung bình là 75 năm, nghĩa là tỉ lệ có người muốn giết bạn là 1/200.
Đó quả là ý nghĩ kinh khủng. So ra thì, với tỉ lệ bị xe đâm là 1/600, thì tỉ lệ bạn bị một thằng điên cầm dao đâm hay bị bắn chết bởi người yêu cũ gấp 3 lần tỉ lệ bạn bị đâm bởi một người tài xế vừa nhắn tin vừa lái xe qua các ngả đường.
Giờ thì hình dung nhé.
Bạn đưa thằng nhóc về nhà mình. Trời tối nên bạn có thể yên ổn mang nó vào. Bạn nghĩ là không ai thấy. Bạn tạm thời an toàn, nhưng bạn phát hoảng vì chuyện vừa xảy ra. Bạn nhớ lại cảm giác ấm áp sau khi đọc lời khuyên từ thiên thần hộ mệnh, và chắc chắn những cảm xúc lẫn lộn đang trào dâng trong lòng bạn đây là hoàn toàn đối lập. Bạn tự hỏi thiên thần giấu mặt trên mạng ấy có thể khuyên bạn làm gì lúc này. Nhưng bạn biết làm sao đây? Đăng bài lên Reddit ư?
“Hôm nay tôi đã tấn công và bắt cóc trẻ vị thành niên”.
Thằng nhóc đang chảy máu đầm đìa từ miếng thịt lủng lẳng trên mặt nó, ở nơi đã từng là mũi của nó. Bạn đặt nó vào bồn tắm để máu không lênh láng ra sàn, suy tính chuyện sửa chữa tình hình.
Nước mắt bắt đầu rơi khi bạn nhận ra mình sai lầm đến mức nào. Bạn không phải tội phạm, bạn là họa sĩ. Nhưng họa sĩ không đánh người chê bai mình đến bầm giập thế này.
“Tôi xin lỗi!” bạn kêu lên với thằng bé, cơ thể mềm oặt của nó nằm bất động trong bồn tắm. “Tôi không hề muốn thế này.”
Bạn sợ nó sẽ chết trong phòng tắm trước khi bạn đủ can đảm gọi xe cứu thương. Bạn biết mình đã phạm sai lầm lớn và cần phải đối mặt, nhưng bạn rất sợ phải vào tù.
Bất chợt bạn nghe thấy tiếng rên rỉ. Bạn ngẩng lên và thấy thằng nhóc bắt đầu cử động. Con mắt sưng vù mở ra nhìn thẳng vào bạn. Mắt nó đỏ như mông khỉ và bạn biết nó đang cố tập trung, nó đang cố nhìn rõ bạn. Tiếng rên chuyển thành âm thanh gì đó tựa như tiếng òng ọc, dường như nó bị ngạt bởi máu tràn xuống cổ họng. Nhưng rồi bạn nhận ra nó không bị ngạt, nó đang cười, khiến bạn càng bối rối. Nó lẩm bẩm tựa như muốn nói gì đó, tiếng nói phát ra qua hàm răng đã gãy, qua những mảnh xương lởm chởm vì nắm đấm của bạn.
“Ông… ông là gã họa sĩ chết tiệt đó hả?” nó kêu lên.
Nó lại cười và lần này, bạn hiểu nó đang cười bạn. Nó đã thắng. Chỉ bằng một cục mạng và một cái máy tính, nó đã thành công đạp đổ sự nghiệp của bạn, và nó cũng biết điều ấy. Bạn sẽ sống nốt phần đời còn lại trong tù. Nghĩ vậy, một cơn giận dữ dội trào lên trong lồng ngực bạn. Bạn không đáng phải hứng chịu những gì thằng ranh đã gây ra. Bạn chỉ muốn vẽ, chỉ muốn tạo nên “Những vũ công màu xanh” của riêng bạn, và thằng nhóc khốn kiếp này đã cướp mất của bạn.
Lần này không còn mất ý thức nữa. Bạn biết rõ mình đang làm gì, bạn trèo lên người nó và đánh liên hồi vào mặt nó. Với mỗi cú đấm, bạn cảm nhận được gò má nó vỡ vụn dưới tay bạn. Bạn móc mắt nó như một con vật bị dại, cho tay vào lôi quai hàm nó ra. Khi tay đã đau, bạn đứng dậy và dùng chân đạp thẳng vào đầu nó.
Hình dung nhé.
Cần một áp lực tương đương 90 kg để đập nát hộp sọ con người.
Khi bạn xong việc trút giận lên thằng nhóc, đầu nó nhìn như một đĩa khoai tây nghiền với hai màu hồng tím. Tỉ lệ giết người ở Mỹ là 1/15,000 mỗi năm và thằng nhóc với bộ não đang chảy xuống ống thoát nước nhà bạn kia là con số mới nhất.
Bạn vừa rửa tay cho sạch máu vừa cố gắng bình tĩnh lại. Nhìn xác chết không đầu trong bồn tắm, bạn cảm thấy sợ chính mình - nhưng không phải vì bạn vừa nhẫn tâm giết chết một đứa nhóc mà vì cảm giác sung sướng trong lòng bạn, như thể bạn vừa đạt được một ảo tưởng. Không phải thứ ảo tưởng dâm loạn - giẫm nát sọ thằng nhóc không làm bạn nổi hứng, nhưng bạn cảm thấy mạnh mẽ. Thằng ranh vênh váo đáng phải chịu hậu quả, nhưng giờ bạn lại có vấn đề khác.
Không cần phải là tội phạm cao thủ mới biết không nên giữ xác một thằng nhóc trong bồn tắm, nhưng vứt nó đi cũng chẳng đơn giản như một phát vào thùng rác. Dù sao thì bạn cũng là họa sĩ, và họa sĩ rất có sức sáng tạo. Bạn làm như một bộ óc sáng tạo nên làm: sáng tạo một chút.
Hình dung nhé.
Bình quân mỗi năm, ở Mỹ có 75 người bị bắt vì quan hệ tình dục với người chết. Không tin à? Thử tra đi: 75 người. Việc này rất đáng lo vì có 4 bang - Louisiana, Kentucky, Oklahoma và Bắc Carolina cho phép quan hệ với người chết.
Trong số 75 người bị bắt vì quan hệ với xác chết, gần như một nửa làm việc ở nhà xác. Như vậy, có thể cho rằng nhà tang lễ có sức hấp dẫn những kẻ mê xác chết. Cứ nghĩ đi sẽ thấy có lý. Đó là nghề đáng mơ ước cho những người có sở thích quái đản ấy.
Nhiều chuyên gia tâm lý học tin rằng chỉ số ít trong đó là thực sự bị hấp dẫn bởi xác chết. Số còn lại quan hệ với xác chết vì chứng sợ xã hội. Nỗi sợ bị từ chối hay sự vô dụng của bản thân dưới áp lực là nguyên nhân đưa người ta theo con đường ấy. Xác chết sẽ không cười “kích thước” của bạn hay liếc mắt khinh thường khi bạn không thể nổi hứng, vậy nên người ta cảm thấy thoải mái và an toàn bên người chết. Vì lẽ đó mà khoảng 94% người mê xác chết là đàn ông.
Giống như bất cứ sở thích quái đản nào, hội mê xác chết có một cộng đồng nhỏ trên mạng. Nếu kiên nhẫn tìm kiếm sẽ phát hiện một số diễn đàn có các thành viên giấu mặt, trao đổi những tấm ảnh và kể chuyện về những lần quan hệ gần đây nhất. Nói là giấu mặt, nhưng như tôi đã giải thích lúc trước, người ta thường trở nên thoải mái đến mức đưa thông tin cá nhân lên mạng mà chẳng cần suy nghĩ.
Vậy hình dung nhé.
Bạn mở máy tính và tìm tòi một chút. Google quả là kỳ diệu, chỉ mất vài phút là bạn đã ở trong một diễn đàn đầy những kẻ mê xác chết. Mất thêm độ một, hai tiếng và một chủ đề khiến bạn chú ý. Trong một bình luận không liên quan, một tên biến thái nào đó khoe rằng trước khi thỏa mãn thú vui tình dục bệnh hoạn, hắn hay lui tới một hàng pizza cách nhà bạn chưa đầy 5 dặm.
Lịch sử bình luận của hắn cho thấy hắn rất hay khoe khoang về nghề nghiệp, một nghề cung cấp cho hắn hàng đống những thứ hắn gọi là “búp bê tình yêu người thật”. Có vẻ như hắn làm ở nhà tang lễ, thưởng thức khoảng thời gian riêng tư với những xác chết mà hắn có nhiệm vụ phải “làm đẹp”.
Bạn tạo một tài khoản và liên lạc với hắn, giả làm một cô bé 19 tuổi rất khoái xem đàn ông quan hệ với người chết. Khi hắn đòi chứng thực, bạn lấy tạm ảnh của em gái một người bạn rồi gửi cho hắn. Con người khi muốn tin một điều gì đó thường dễ bị lừa, và gã này rất muốn tin rằng một cô bé dễ thương thích xem những kẻ bệnh hoạn quan hệ với xác chết.
Hắn gửi bạn ảnh chụp. Đem đi tra tìm, tấm ảnh đưa bạn tới Facebook của hắn. Gã ngớ ngẩn này gửi cho bạn chính tấm hình đại diện. Trang Facebook xác nhận hắn làm ở nhà tang lễ, thậm chí có cả tên nơi hắn đang làm. Bạn mỉm cười khi phát hiện nơi đó có lò hỏa thiêu. Tuy nhiên, bạn còn phát hiện thêm một thứ sau khi đào bới thông tin về hắn - một thứ rất hữu dụng. Gã biến thái cũng có gia đình - vợ và đứa con 11 tuổi.
Cả đêm bạn ngọt nhạt với hắn, khuyến khích hắn kể cho bạn về những thứ kinh tởm hắn làm với xác chết mới. Hắn nói muốn quan hệ với bạn trên đống xác chết. Hóa ra hắn nằm trong số ít những kẻ mê xác chết mà không mắc chứng sợ sệt gì. Tên bệnh này thật sự bị hấp dẫn bởi xác chết. Bạn kể cho hắn những gì hắn muốn nghe. Khi bạn đòi ảnh khỏa thân, hắn sẵn sàng nhận lời. Tấm ảnh hắn gửi bạn là ảnh khỏa thân toàn bộ và rất rõ mặt hắn.
Bạn và hắn hẹn gặp nhau ở nhà xác sau giờ làm việc để vui vẻ với một người mẫu 24 tuổi mới chết vì dùng ma túy quá liều. Vì lý do gì đó mà hắn rất hào hứng kể về cái chết của “búp bê tình yêu người thật”. Bạn cho rằng đó là một phần của sở thích.
Tối hôm sau, bạn xuất hiện ở nhà tang lễ với một phong bì đầy chứng cứ. Hắn sụp đổ và bắt đầu khóc khi bạn giải thích rằng hắn đã bị lừa. Bạn cho hắn xem những tấm ảnh hắn gửi, nói rằng bạn đã chụp và lưu lại cuộc hội thoại trước đó. Hắn van xin bạn đừng kể cho vợ hắn. Có vẻ là vợ hắn đã bắt gặp hắn quan hệ với một cô gái 17 tuổi qua đời vì tai nạn ô tô. Lúc đó vợ hắn mang thai và chỉ ở lại với hắn vì đứa bé, nhưng cô ta tuyên bố là nếu hắn bị bắt quả tang lần nữa, cô ta sẽ gọi cảnh sát và đưa con trai rởi khỏi hắn mãi mãi. Hắn muốn đưa tiền để đuổi bạn đi, nhưng bạn từ chối. Bạn không đến vì tiền.
Bạn giải thích rằng bạn cần hắn giúp bạn phi tang một xác chết. Kế hoạch rất đơn giản. Nhà tang lễ có lò hỏa thiêu và bạn chỉ cần được vào đó. Hắn buộc phải đồng ý giúp bạn để bạn giữ kín bí mật kinh tởm đó. Hai người ra xe của bạn và nhấc cái túi to đựng xác Dark_Painter97 ra khỏi cốp xe. Bạn mang nó vào trong, nhưng khi bạn bảo hắn đưa bạn đến lò hỏa thiêu, hắn xua tay.
“Để đó tôi lo.” hắn nói.
Bạn nghi hoặc nhìn hắn và tuyên bố nếu hắn định báo cảnh sát, ngay hôm sau chứng cứ bạn có sẽ nằm trong hộp thư nhà hắn.
“Đừng lo.” hắn nói. “Anh an toàn rồi. Đến đêm đứa nhóc sẽ thành tro bụi.”
Hắn hỏi thằng nhóc đã chết thế nào nên bạn kể lại mọi chuyện.
“Chà, đôi lúc cũng có người bị giết, nhưng vụ này tàn nhẫn thật.” hắn đáp lại câu chuyện rùng rợn của bạn.
Xong việc, bạn cảm ơn sự giúp đỡ của hắn và ra cửa.
“Không, cảm ơn anh mới đúng.” hắn nói.
Câu nói của hắn khiến bạn khó hiểu. Mãi đến khi khởi động xe và rời khỏi bãi đỗ bạn mới hiểu ra tại sao hắn lại cảm ơn. Bạn đã mang cho hắn đồ chơi mới - một con “búp bê tình yêu người thật”, và hắn sẽ vui vẻ với nó trước khi đưa nó vào nơi hỏa táng.
Hình dung nhé.
Khoảng 85% dân số cả nước có thể truy cập Internet. Nghĩa là riêng ở Mỹ có khoảng 270 triệu người được kết nối với hệ thống mạng toàn thế giới. Trong số 270 triệu đó, hơn một nửa có tài khoản mạng xã hội, nghĩa là số người sử dụng Twitter, Facebook, Snapchat, Tinder và nhiều thứ khác rơi vào khoảng 135 triệu.
Bạn là một trong số 135 triệu đó. Vậy bạn làm gì sau khi vừa trốn tội giết người? Lên mạng để cố quên đi mấy ngày vừa qua. Vấn đề là, hình ảnh cái đầu nát vụn của Dark_Painter97 cứ lướt qua tâm trí bạn. Tệ hơn là bạn còn tưởng tượng xem gã biến thái ấy đang làm gì với cái xác không đầu bạn mang cho hắn.
Bạn lại nghĩ về thiên thần hộ mệnh. Bạn vẫn chưa vào Reddit lần nào từ khi người hùng trên mạng ấy giải cứu bạn khỏi trầm cảm. Vì không cần thiết. Mới vài giờ trước thôi bạn vẫn nghĩ mình hạnh phúc. Nhưng ngày hôm nay quá ám ảnh nên bạn quyết định kiểm tra xem người hùng vũ trụ có còn quanh đó, tìm kiếm cứu giúp những tâm hồn đi lạc không.
Mất một phút để nhớ ra mật khẩu, đăng nhập xong, bạn tìm lại bài viết tự sát ngày trước đã đăng. Khi đọc lại, cảm giác đau đớn hơn bạn tưởng, làm bạn nhớ lại ngày ấy cuộc đời đen tối đến mức nào. Bạn kéo xuống, tìm kiếm thiên thần hộ mệnh - người duy nhất trên đời có thể cảm thông với bạn.
Bình luận vẫn còn đó và bạn bắt đầu đọc, hi vọng rằng có thể phát hiện thêm thứ hữu ích từ lời khuyên đã từng cứu sống bạn, nhưng bạn dừng lại giữa chừng.
Bạn đã nhìn thấy thứ làm cho tim bạn lần đầu tiên muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, bạn đã đọc được tên người dùng của thiên thần hộ mệnh.
Dark_Painter97.
Bạn dụi mắt và nhìn kĩ lại để chắc chắn mình không bị ảo giác, dòng chữ trên màn hình vẫn y nguyên. Bạn nhận ra một sự thật khiến bạn buồn nôn.
Khoảng 135 triệu người Mỹ sử dụng mạng xã hội và bạn đã giết chết người duy nhất cho bạn lý do để thức dậy mỗi sáng.
Thật khó tin. Làm sao một con người tốt bụng và thấu hiểu như vậy có thể trở nên đáng ghét đến thế? Tựa như một cơn ác mộng. Cảm giác như ý thức của bạn đang lung lay. Bạn muốn cười vì sự mỉa mai của trò đời nhưng cũng muốn khóc. Cả đêm bạn ngồi nhìn bức tranh dang dở đang dựa trên tường căn hộ, không nhớ nổi bạn muốn vẽ nó cho ai. Còn quan trọng nữa sao? Khi mà cảm giác như cả thế giới này đã lừa dối bạn.
Đến sáng, hiện thực bắt đầu rõ ràng. Có lẽ ánh nắng đã xua đi màn sương bao phủ tâm trí bạn từ khám phá động trời, nhưng dù sao thì bạn cũng không tuyệt vọng nữa. Bạn nhận ra rằng bao lâu nay, bạn đã coi thiên thần hộ mệnh như một điểm tựa, bạn dựa vào những lời nói uyên thâm khi bạn không thể tự chống đỡ. Không may là hóa ra, bạn đã tôn vinh sai người. Thực tế thì người hùng của bạn vốn là một thằng khốn, một kẻ ghen tị chỉ muốn bạn sụp đổ. Kinh khủng hơn là bạn biết Dark_Painter97 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn những kẻ chỉ trích khác. Những kẻ tồi tệ hơn, và chúng đáng phải chịu hậu quả như thằng nhóc. Có khi hơn thế nữa. Cảm giác sung sướng kỳ lạ ấy lại quay về, nhưng lần này nó không khiến bạn sợ hãi. Nó khiến bạn quyết tâm.
Hình dung nhé.
Mỗi trận tuyết lở bắt đầu bằng chỉ một bông tuyết. Thử nghĩ mà xem. Rất điên rồ, nhưng rất đúng. Một sức mạnh nguy hiểm và chết chóc như vậy bắt đầu từ một thứ rất đơn giản và vô hại.
Khi bắt đầu dò la tài khoản Twitter của thằng nhóc đáng ghét đó, bạn không thể biết hậu quả là gì. Không thể đoán được là chỉ vài giờ sau, bạn sẽ mang cái xác không đầu của nó cho một gã mê xác chết. Cũng không thể đoán được là sẽ còn những lần giết chóc khác. Sau khi đã giết chính thiên thần hộ mệnh của mình, bạn nghĩ không việc gì phải bỏ qua cho những kẻ thích chỉ trích khác.
Vậy nên bạn đã tìm chúng và bắt chúng trả giá cho những bình luận cay nghiệt chúng gửi cho bạn. Bạn bắt đầu với những kẻ sống cách một ngày đường. Như một kẻ đi săn mồi, bạn theo dõi chúng, chờ đợi đến lúc thích hợp để ra tay. Những cái chết đau đớn. Bạn luôn đảm bảo rằng mỗi nạn nhân phải chịu đựng khổ sở. Gã biến thái là hỗ trợ phía sau. Bạn vẫn có thể đe dọa hắn. Hắn ra vẻ khó xử và mệt mỏi, nhưng cả hai đều biết hắn rất thích thú với công việc. Sau con “búp bê tình yêu” thứ ba hay thứ tư gì đó, hắn bắt đầu có yêu cầu.
“Tôi mong là người tiếp theo anh mang tới không có răng.” hắn nói với bạn. “Anh có kiếm được ai bị dị tật bẩm sinh không?”
Bạn giúp cho thú vui quái đản của hắn. Dù sao bạn cũng chẳng quan tâm mấy cái xác gặp chuyện gì, miễn là đến sáng chúng thành tro hết. Gã biến thái có mạng lưới những người giống hắn, những kẻ mê xác chết khắp cả nước. Rất nhiều kẻ làm việc ở nhà tang lễ và được vào lò hỏa thiêu. Mọi chuyện bắt đầu vượt ngoài tầm kiểm soát khi bạn lên kế hoạch đi du lịch chỉ để giết thêm người khác.
Vẽ tranh đã trở thành thứ yếu. Nó không làm bạn xúc động như khi giết người. Bạn vẽ tranh và đăng ảnh lên mạng chỉ để tìm thêm người để giết. Bạn không còn hướng đến sự hoàn hảo khi vẽ nữa, “Những vũ công màu xanh” đã trôi đi rất xa rồi. Bạn bắt đầu cố tình mắc lỗi để kéo thêm những ý kiến tiêu cực. Sau một thời gian, bạn không còn quan tâm những người bạn săn đuổi có đưa ý kiến thực lòng không nữa. Không ai an toàn cả.
Nhưng một trận tuyết lở cuối cùng sẽ phải dừng lại ở chân núi.
Một ngày nọ, một vị thám tử xuất hiện ở cửa nhà bạn và hỏi chuyện bạn. Anh ta đang cố liên kết sự mất tích của hai người bạn đã giết. Bạn biết anh ta vẫn chưa coi bạn là nghi phạm, nhưng bạn cũng biết anh ta rất thông minh. Sớm hay muộn thì anh ta cũng sẽ ghép lại các mảnh vỡ và phát hiện bạn đã làm gì.
Vậy hình dung nhé.
Bạn đóng gói đồ đạc, rút cạn tài khoản, và rời thành phố ngay trong đêm. Bạn không muốn chết trong tù nên đã chuyển sang đầu kia thành phố và thay đổi danh tính. Đổi kiểu tóc, đeo kính áp tròng (bạn luôn muốn có mắt màu nâu), bạn bắt đầu cuộc đời mới.
Vài ngày nữa bạn sẽ thấy chính mình trên bản tin - một họa sĩ đang nổi đột nhiên biến mất không dấu vết. Mỗi năm có 900,000 người được báo mất tích và giờ bạn là một trong số đó. Vài ngày sau đó nữa, bạn sẽ là nghi phạm chính trong hai vụ giết người mà vị thám tử đó đã hỏi bạn. Nhưng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm ra bạn. Bạn thông minh hơn họ.
Nhưng có một vấn đề. Người ta vẫn phải chết. Ẩn cư cả đời không phải là lựa chọn. Bạn biết cảnh sát sẽ truy tìm một họa sĩ nên bạn chọn loại hình nghệ thuật khác, một thứ vẫn có thể thu hút đủ chỉ trích - nghề văn.
Với động cơ của mình, bạn nghĩ thể loại kinh dị là phù hợp. Bạn tạo các tài khoản mạng xã hội mới dưới cái tên giả, lấy ảnh đại diện là một người bạn thời phổ thông đã chết vì tai nạn xe máy. Người ta có vẻ thích các câu chuyện bạn đăng lên mạng và sau một thời gian, bạn bắt đầu nổi tiếng. Truyện của bạn xuất hiện trên các diễn đàn, được dịch ra các thứ tiếng, một số có hàng trăm hàng nghìn lượt xem khi được đọc trên YouTube.
Khi tác phẩm của bạn trở nên nổi tiếng, bạn bắt đầu làm những việc nhỏ nhặt để lôi kéo sự chỉ trích. Bạn sử dụng câu văn rất dài và cố tình mắc lỗi ngữ pháp để ai đó sẽ sửa. Thỉnh thoảng, bạn viết truyện sử dụng ngôi thứ hai vì biết rõ sẽ làm độc giả bối rối.
Bạn giữ liên lạc với gã biến thái và mạng lưới đồng nghiệp bệnh hoạn của hắn. Bẫy đã giăng, giờ bạn chỉ cần chờ đợi những kẻ chỉ trích rất muốn xé xác công sức của bạn - và chúng đã đến. Như con thiêu thân lao đầu vào lửa, người ta bâu vào những sai sót bạn sắp đặt khi viết. Người ta bới lỗi, dưới một mặt nạ ẩn danh, nhưng mặt nạ ấy cũng chỉ mỏng như tờ giấy.
Không còn riêng tư nữa, không thể giấu mặt hoàn toàn. Nếu ai đó kiên nhẫn đào sâu thì sẽ có thể biết hết về bạn và những người thân thiết nhất của bạn.
Vậy cho tôi hỏi một câu. Một câu mà sẽ khiến bạn bật cười khi đã nhận ra câu chuyện này là về ai, nhưng cũng khiến bạn suy nghĩ thật cẩn trọng về những gì mình đăng lên mạng.
Bạn đang hình dung chưa?
Người dịch: Aki
Nguồn: vincentvenacava
Trong số 900,000 người mất tích thường niên, trẻ em chiếm khoảng 850,000. Trẻ mất tích thường có hai loại: một là bỏ nhà ra đi rồi cuối cùng lại an toàn trở về, hai là bị người thân bắt cóc. Loại thứ hai là do người bố hoặc mẹ vì mâu thuẫn gia đình hay ly dị mà ôm con bỏ trốn.
Còn về người lớn, đa phần những vụ mất tích rơi vào những người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu. Những con nghiện có xu hướng say túy lúy, biến mất khỏi tầm mắt bạn bè và gia đình để chìm đắm trong rượu chè hoặc mấy thứ thuốc phạm pháp. Người già mắc chứng Dementia hay Alzheimer’s cũng chiếm số lượng lớn trong các vụ mất tích. Họ rất hay rời khỏi người giám hộ rồi đi lạc. Thường thì cảnh sát nhanh chóng tìm thấy những vị cao niên đãng trí đó và đưa họ trở về viện dưỡng lão.
Như vậy, số lượng người mất tích (cả trẻ em lẫn người lớn) bị bắt cóc bởi người lạ thật ra khá ít. Bình quân mỗi năm ở Mỹ chỉ có khoảng 150 vụ bắt cóc vào dạng đó.
Giờ thử hình dung nhé.
Bạn là một nghệ sĩ - một họa sĩ theo trường phái Ấn tượng.
Bạn đã yêu hội họa cả đời. Năm 12 tuổi, bạn không thể rời mắt khỏi bức tranh “Những vũ công màu xanh” của Edgar Degas trong một quyển sách. Bạn bị mê hoặc bởi màu sắc, nét vẽ, bởi cách uốn mình của những cô gái trong tranh. Với bạn, họ không còn là vũ công nữa mà là đồng hoa bìm bìm rung rinh trong gió nhẹ. Lúc đó, bạn biết ngay rằng mình muốn tạo ra những thứ tuyệt vời và mê ly như thế.
Bạn học về những vĩ nhân: Renoir, Degas, Cezanne, và tất nhiên - Monet. Sang tuổi 15, bạn bắt đầu học vẽ sau giờ học ở một trường trong khu, nhưng bạn không bao giờ chia sẻ đam mê của mình với ai - dù là người thân hay bạn bè. Bạn sợ những gì họ sẽ nói. Nhỡ đâu họ cười bạn? Nhỡ đâu họ chê tranh bạn vụng về, xấu xí? Nhỡ đâu họ bảo rằng bạn chẳng tài cán gì và sẽ không thể nào tạo ra “Những vũ công màu xanh” của riêng bạn?
Bạn giấu giếm đam mê của mình. Mỗi khi vẽ xong một bức tranh bạn lại vứt nó vào sọt rác, vì thà rằng nó nằm trong đống rác còn hơn bị lôi ra bêu xấu.
Lên đại học, bạn muốn học hội họa, nhưng xã hội đã nói chỉ kẻ ngu mới làm thế. Nên thay vào đó, bạn chọn ngành kỹ sư. Bố mẹ bạn vui vẻ. Bạn tốt nghiệp đại học, có một công việc ngồi bàn giấy kiếm 55,000$ mỗi năm. Ngày nào bạn cũng tưởng tượng ra viễn cảnh chỉ cần vẽ và không làm gì cả. Bạn cố giữ thói quen vẽ vời, nhưng không có thời gian. Mỗi khi có thể là sếp lại bắt bạn làm việc cuối tuần, và khi có một giây rảnh rỗi thì bạn lại kiệt sức, chỉ biết xem TV hoặc lướt mạng. Bạn bắt đầu ghét bản thân yếu đuối, không dám theo đuổi thứ duy nhất trong đời làm cho bạn vui vẻ. Bạn rơi vào trầm cảm.
Hình dung nhé.
Cứ 10 người lại có 1 người bị trầm cảm. Nghĩa là ở Mỹ có ít nhất 31 triệu người cảm thấy lạc lõng, cảm thấy tuyệt vọng, cảm thấy như bản thân biến mất sẽ tốt hơn, và bạn là một trong số đó.
Bạn đeo mặt nạ trước mặt người thân và bạn bè. Việc đó rất dễ. Bạn đã giấu giếm đam mê của mình suốt đời thì cũng có thể giấu chứng trầm cảm. Không đồng nghiệp nào biết được bạn đang đau đớn, nhưng khi về nhà bạn nằm khóc trên giường. Bạn đã muốn uống cả một lọ thuốc an thần, nhưng lại sợ nếu sống sót sẽ bị người đời bàn tán. Bạn đứng trên thành bồn tắm, với một đầu dây thắt lưng vòng quanh cổ và đầu kia buộc vào thanh sắt của tấm rèm, cân nhắc lợi hại của việc tự sát. Bạn dành hàng giờ lướt mạng, vào các diễn đàn, tìm cách cứu chính mình. Thậm chí bạn còn đăng câu hỏi ẩn danh để cầu xin sự giúp đỡ.
Và rồi bạn tìm được lời khuyên mình đang tìm kiếm - lại còn từ Reddit, trang web nổi tiếng với mấy tấm ảnh mèo vớ vẩn và mấy trò hề lai căng. Đó là một bình luận trong chủ đề bạn viết về tự sát. Bạn không thấy tên người bình luận, thật ra thì bạn đã phấn khởi đến mức đóng luôn trang web sau khi đọc xong mà không xem đó là ai. Nhưng dù có là ai cũng không quan trọng, bạn chỉ cần biết những lời ấy đến từ một thiên thần hộ mệnh đang dõi theo bạn trên thiên đường.
“Thử tìm một lối thoát đi.” vị cứu tinh trên mạng nói, “Tôi hay vẽ để đấu tranh với chứng trầm cảm. Mỗi khi buồn bực là tôi lại cầm cọ vẽ. Đó là cách phân tâm rất hữu hiệu.”
Vậy hình dung nhé.
Bạn nghe và làm theo lời khuyên của thiên thần hộ mệnh. Bạn từ bỏ việc tự sát, gọi điện cho bố mẹ nói rằng bạn yêu họ. Sáng hôm sau, bạn tỉnh dậy và đến thư viện, dành cả ngày để đọc về những họa sĩ bạn yêu thích - những họa sĩ bạn đã thần tượng cả đời mình. Bạn dành hàng giờ để ngắm tranh của họ và cảm thấy mình như trẻ lại. Bạn tìm thấy cuốn sách có bức tranh “Những vũ công màu xanh” và cảm thấy mê mẩn, hệt như năm 12 tuổi. Khoảnh khắc đó đã khiến bạn quyết tâm bỏ việc để theo đuổi ước mơ.
Bố mẹ bạn không vui cho lắm, nhưng họ thông cảm sau khi nghe về chứng trầm cảm của bạn. Họ luôn nghĩ hội họa chỉ là một sở thích nhỏ và chưa bao giờ xem bức tranh hoàn chỉnh nào của bạn. Bạn lấy hết can đảm để cho họ xem một bức bạn đã chuẩn bị. Với bạn, nó còn hơn cả một bức tranh. Nó là trái tim, là mơ ước của bạn, là một mảnh tâm hồn bạn. Mọi chuyện diễn ra tốt hơn bạn tưởng. Bức tranh đã làm cho bố bạn mỉm cười, làm cho mẹ bạn rơi nước mắt. Vì bạn bỏ việc nên họ để bạn trở về nhà và biến phòng bạn thành một xưởng vẽ, để bạn từ từ suy tính.
Và hình dung nhé.
Bạn quay lại Internet để tìm lời khuyên, nhưng lần này không phải để ai đó khuyên bạn đừng tự sát. Bạn muốn hỏi về cách pha màu và cách dùng sơn lót. Bạn bắt đầu đăng ảnh chụp tranh của mình lên vài diễn đàn để được giúp đỡ, nhưng bạn còn nhận được nhiều hơn thế. Bạn nhận được những lời khen - những người dưng nói rằng họ yêu tranh của bạn.
Một số người thậm chí còn đặt mua tranh của bạn. Bạn bán bức tranh đầu tiên cho một đôi vợ chồng mới cưới ở Minnesota, họ nói tranh của bạn rất phù hợp với ngôi nhà của họ. Thật không tưởng. Bạn chỉ muốn vẽ thôi nhưng người ta còn bỏ tiền ra mua tranh của bạn. Bạn mở cửa hàng trên mạng, lập một blog, tạo một trang web dẫn đến các tài khoản mạng xã hội của bạn. Số lượng người theo dõi bạn trên Facebook và Twitter tăng lên. Vài bức tranh của bạn xuất hiện trên Internet đến hàng ngàn lần. Một tạp chí chuyên về hội họa còn viết bài về tác phẩm của bạn. Cũng chẳng lên hẳn trang nhất, nhưng chỉ cần một góc nhỏ thôi đã quá tự hào rồi.
Dần dần, bạn kiếm đủ tiền để dọn ra khỏi nhà bố mẹ và chuyển đến căn hộ riêng. Tất nhiên không giàu có gì nhưng mỗi ngày tỉnh dậy, bạn chỉ cần vẽ đúng như bạn hằng mơ ước.
Một buổi sáng, bạn mở mắt và thấy bức tranh còn dang dở ở giữa phòng. Những tia nắng sớm mai len qua cửa sổ, rơi trên bức tranh chưa hoàn thành. Cả bức tranh như tỏa sáng. Bạn thầm nghĩ không biết sẽ thế nào nếu không có thiên thần hộ mệnh trên mạng kia thuyết phục bạn cầm cọ vẽ để quên đi buồn đau. Bạn mỉm cười, lần đầu tiên có một nụ cười không bị ép buộc, vì bạn biết mình đã được hạnh phúc.
Nhưng hình dung nhé.
Sự ngưỡng mộ bao giờ cũng đi kèm với chỉ trích - những người thắc mắc tại sao, bằng cách nào bạn đến được vị trí này. Một số ghen tị với bạn. Họ muốn những gì bạn có. Rất nhiều người là họa sĩ nhưng không được chú ý như bạn. Bạn thấy họ thật ngu ngốc. Có phải tranh của bạn được trưng bày ở bảo tàng khắp cả nước đâu? Bạn chỉ kiếm vừa đủ sống, nhưng họ còn không thể kiếm sống bằng hội họa nên họ đâm ra ghét bạn.
Một số khác thì không phải là họa sĩ. Chúng là những kẻ thích đùa cợt, không muốn nhìn ai hạnh phúc nên cố hết sức để kéo bạn xuống. Chúng lợi dụng việc ẩn danh để gửi những tin nhắn sỉ nhục bạn qua Twitter. Chúng chê tác phẩm của bạn là “vớ vẩn”, nhưng nói thế nghĩa là chúng không chỉ chê tranh của bạn, chúng còn đang hạ nhục bạn. Tác phẩm của bạn phản ánh trái tim của bạn, ước mơ của bạn, một mảnh tâm hồn bạn, nhưng những con người tha hóa này ẩn sau những cái tên ngu ngốc đang giẫm đạp lên nó.
Và rồi chuyện lạ xảy ra. Bạn không còn nghe thấy những lời ngợi khen nữa. Chúng vẫn ở đó, nhưng gần như bị lấn át, bóp nghẹt và chìm nghỉm trong sự mỉa mai từ những kẻ muốn bạn thất bại.
Bạn đấu tranh để chứng tỏ bản thân, bạn muốn vẽ nên thứ gì đó có thể khiến những kẻ ghen tị nhất đổi ý. Nhưng bạn cố gắng bao nhiêu thì sự chê bai càng nặng nề bấy nhiêu. Bạn càng tiến gần hơn đến tác phẩm “Những vũ công màu xanh” của riêng bạn thì chúng lại càng phỉ nhổ vào bạn.
Ý nghĩ đó ăn mòn bạn, bao trùm tâm trí bạn.
Hình dung nhé.
Xâm nhập máy tính không khó như Hollywood ra vẻ. Bạn không cần phải là con mọt máy tính dành 18 tiếng mỗi ngày ở tầng hầm tối tăm, chỉ ăn Cheetos và uống Mountain Dew mới biết làm thế. Bạn cũng chẳng cần biết mấy thứ tường lửa hay mã rời gì cả. Bạn chỉ cần kiên nhẫn. Kiên nhẫn và thấu hiểu rằng con người, kể cả những kẻ ẩn danh hay đùa cợt trên mạng, cũng sẽ trở nên thoải mái đến mức đưa thông tin cá nhân lên mạng chẳng cần suy nghĩ.
Giờ thì hình dung nhé.
Những kẻ ganh ghét liên tục tấn công bạn. Mỗi lần bạn đăng ảnh hay thông báo bán hàng trên Facebook, chúng lại ở đó, xuất hiện như những nốt phát ban. Một kẻ đặc biệt khiến bạn khó chịu. Hắn dùng tên Dark_Painter97 và lần nào hắn cũng để lại bình luận thô lỗ và hằn học. “Phóng đại”, hắn nói về bạn như thế, “tầm thường” và “nhàm chán” nữa. Bạn cảm nhận được sự ganh ghét từ mỗi bình luận hắn để lại dưới những bài đăng của bạn.
Bạn mệt mỏi vì bị hắn bắt nạt. Một phần trong bạn muốn xem gã anh hùng bàn phím này mặt mũi ra sao nên đã vô thức bấm vào tên hắn. Đường dẫn đưa bạn đến trang cá nhân của blog hắn, nhưng không có tấm ảnh nào. Tuy nhiên, bạn để ý thấy một dòng chữ ở mục “Về tôi”.
Dòng chữ đề: Theo dõi tôi trên twitter @Dark_Painter97.
Bạn kiểm tra tài khoản twitter của hắn để xem tên khốn ẩn danh này có đăng ảnh nào chụp hắn không. Chẳng có, và ảnh đại diện chỉ là nhân vật hoạt hình nào đấy, nhưng bạn thấy hắn rất chăm tweet. Đặc biệt hắn hay nói chuyện với một người dùng - một đứa nhóc tuổi teen có để tên thật và cả ảnh chụp rõ mặt. Có vẻ chúng là bạn tốt. Và bạn nhận ra số “97” trong Dark_Painter97 rất có thể là năm kẻ tra tấn bạn sinh ra. Có lý lắm. Kẻ bắt nạt trên mạng thường ngu ngốc và rảnh rỗi, những đứa nhóc tuổi teen hội tụ đủ cả hai. Bạn dễ dàng lần ra đứa nhóc kia khi tìm trên Facebook. Ảnh đại diện không để chế độ riêng tư nên không khó khăn gì.
Đứa nhóc này chỉ có khoảng 125 bạn bè trên Facebook nên bạn đi lọc hết danh sách ấy, tìm những thằng nhóc sinh năm 1997. Mất khoảng 1 tiếng đồng hồ xem xét các trang facebook và một thứ đánh vào tâm trí bạn. Một thằng nhóc hợp tiêu chuẩn. Một thằng ranh nhìn như chưa bao giờ ra khỏi nhà. Mọi thứ trên mặt nó đều làm bạn khó chịu: từ cái mũi khoằm đến đôi kính râm Oakley to bự nó đeo. Bạn chỉ muốn nghiền cái mặt nó thành bột.
Rồi bạn nhìn vào phần thông tin của nó, bóng đèn trong đầu bạn sáng tỏ dần.
Sở thích: chơi game, đọc truyện tranh, vẽ.
Rồi, một thứ, nhưng thích vẽ không có nghĩa nó là kẻ đó.
Sinh nhật: 26/6/1997.
Hai thứ.
Và tất nhiên…
Ghé thăm blog của tôi @Dark_Painter97.
Đúng mày rồi, thằng khốn.
Bạn đã bắt được nó. Bạn đã biết thằng ranh cợt nhả khó chịu này mặt mũi ra sao, sống ở đâu, thậm chí cả trường nó học. Chỉ trong một tiếng rưỡi, bạn đã biết hết những gì cần biết về nó. Nhưng bạn sẽ làm gì với thông tin vừa tìm được ấy? Theo trang Facebook thì nó sống cách đây một bang. Chẳng lẽ lại đi ngần ấy đường để mắng nhiếc một người? Bạn tự nhủ rằng ý định lái xe sang bang khác chỉ để mắng một đứa nhóc ngớ ngẩn là quá sức điên rồ, nhưng bạn không thể ngăn bản thân. Dường như ai đó đã điều khiển cơ thể bạn. Trước khi kịp nhận thức thì bạn đã ở trên xa lộ, trên đường đến nơi thằng nhóc ở.
Khi đến địa hạt của bang đó, bạn tạm dừng để ăn nhẹ và dùng điện thoại tìm thông tin về bố mẹ thằng nhóc. Tìm địa chỉ nhà nó rất dễ. Bạn đến ngôi nhà lúc 4:00 chiều. Nó viết trên Facebook là bố mẹ nó làm việc theo giờ hành chính nên bạn biết họ vẫn chưa về. Qua cửa sổ, bạn nhìn thấy thằng ranh đang nghịch máy tính, chắc là lại bình luận một câu khiếm nhã trên tấm ảnh bạn vừa đăng ở blog, hoặc là đang xem phim khiêu dâm. Đến giờ tất cả đều hoàn hảo. Bạn không thể về khi chưa cho nó một bài học, thế nên bạn để xe trước nhà nó và gõ cửa.
Bạn nhận thấy thằng nhóc khá bối rối khi mở cửa. Nó không biết bạn là ai, làm bạn buồn cười. Nếu bạn dành cả đống thời gian bắt nạt một ai đó trên mạng, ít nhất bạn sẽ nhận ra khi người ấy đứng trước cửa nhà mình.
Bạn mở miệng định nói. Bạn đã trỏ tay vào mặt nó, nhưng cái mặt vênh váo ấy khiến bạn nổi giận. Bạn mất đi ý thức.
Khi tỉnh táo lại, bạn đang đứng trong phòng, trên người nó. Vẻ ngạo mạn trên mặt nó đã biến mất. Thay vào đó, dường như một quả bom đã phát nổ. Mũi nó bị giập và mắt trái sưng vù. Bạn sửng sốt với chính mình. Chuyện gì đã xảy ra? Bạn không phải kẻ bạo lực. Ngược lại, bạn không hề có ý định làm bị thương thằng nhóc này.
Bạn nhìn chiếc đồng hồ quả lắc dựng ở góc tường, 4:30. Đã qua bao lâu rồi? Bạn còn bao nhiêu thời gian trước khi bố mẹ thằng nhóc về? Trong óc bạn nổi lên những tội danh: đột nhập, tấn công trẻ vị thành niên. Có khi cả âm mưu giết người nữa. Nếu bị bắt, chắc chắn bạn sẽ dành 15 năm trong tù. Tạm biệt sự nghiệp họa sĩ. Rồi bạn lại nghĩ khác. Nếu bỏ chạy, thằng ranh con khi tỉnh lại sẽ nhận dạng bạn với cảnh sát. Bạn hoảng sợ.
Bạn quăng cái cơ thể bất tỉnh lên vai, ra ngoài và vào xe. Thần may mắn vẫn ở bên bạn, không có ai bên ngoài. Bạn ném nó vào cốp xe, lùi xe ra đường nhanh nhất có thể rồi tăng tốc chạy trốn.
Mỗi năm, ở Mỹ chỉ có khoảng 150 người bị người lạ bắt cóc. Bây giờ thằng nhóc này là một trong số đó, và nó đang nằm trong cốp xe bạn.
Hình dung nhé.
Tỉ lệ giết người ở Mỹ là 1/15,000 mỗi năm. Số lượng lớn đấy chứ? Sự thật đấy. Không tin à? Thử tra đi: 1/15,000. Tính toán tỉ lệ đó với đời người trung bình là 75 năm, nghĩa là tỉ lệ có người muốn giết bạn là 1/200.
Đó quả là ý nghĩ kinh khủng. So ra thì, với tỉ lệ bị xe đâm là 1/600, thì tỉ lệ bạn bị một thằng điên cầm dao đâm hay bị bắn chết bởi người yêu cũ gấp 3 lần tỉ lệ bạn bị đâm bởi một người tài xế vừa nhắn tin vừa lái xe qua các ngả đường.
Giờ thì hình dung nhé.
Bạn đưa thằng nhóc về nhà mình. Trời tối nên bạn có thể yên ổn mang nó vào. Bạn nghĩ là không ai thấy. Bạn tạm thời an toàn, nhưng bạn phát hoảng vì chuyện vừa xảy ra. Bạn nhớ lại cảm giác ấm áp sau khi đọc lời khuyên từ thiên thần hộ mệnh, và chắc chắn những cảm xúc lẫn lộn đang trào dâng trong lòng bạn đây là hoàn toàn đối lập. Bạn tự hỏi thiên thần giấu mặt trên mạng ấy có thể khuyên bạn làm gì lúc này. Nhưng bạn biết làm sao đây? Đăng bài lên Reddit ư?
“Hôm nay tôi đã tấn công và bắt cóc trẻ vị thành niên”.
Thằng nhóc đang chảy máu đầm đìa từ miếng thịt lủng lẳng trên mặt nó, ở nơi đã từng là mũi của nó. Bạn đặt nó vào bồn tắm để máu không lênh láng ra sàn, suy tính chuyện sửa chữa tình hình.
Nước mắt bắt đầu rơi khi bạn nhận ra mình sai lầm đến mức nào. Bạn không phải tội phạm, bạn là họa sĩ. Nhưng họa sĩ không đánh người chê bai mình đến bầm giập thế này.
“Tôi xin lỗi!” bạn kêu lên với thằng bé, cơ thể mềm oặt của nó nằm bất động trong bồn tắm. “Tôi không hề muốn thế này.”
Bạn sợ nó sẽ chết trong phòng tắm trước khi bạn đủ can đảm gọi xe cứu thương. Bạn biết mình đã phạm sai lầm lớn và cần phải đối mặt, nhưng bạn rất sợ phải vào tù.
Bất chợt bạn nghe thấy tiếng rên rỉ. Bạn ngẩng lên và thấy thằng nhóc bắt đầu cử động. Con mắt sưng vù mở ra nhìn thẳng vào bạn. Mắt nó đỏ như mông khỉ và bạn biết nó đang cố tập trung, nó đang cố nhìn rõ bạn. Tiếng rên chuyển thành âm thanh gì đó tựa như tiếng òng ọc, dường như nó bị ngạt bởi máu tràn xuống cổ họng. Nhưng rồi bạn nhận ra nó không bị ngạt, nó đang cười, khiến bạn càng bối rối. Nó lẩm bẩm tựa như muốn nói gì đó, tiếng nói phát ra qua hàm răng đã gãy, qua những mảnh xương lởm chởm vì nắm đấm của bạn.
“Ông… ông là gã họa sĩ chết tiệt đó hả?” nó kêu lên.
Nó lại cười và lần này, bạn hiểu nó đang cười bạn. Nó đã thắng. Chỉ bằng một cục mạng và một cái máy tính, nó đã thành công đạp đổ sự nghiệp của bạn, và nó cũng biết điều ấy. Bạn sẽ sống nốt phần đời còn lại trong tù. Nghĩ vậy, một cơn giận dữ dội trào lên trong lồng ngực bạn. Bạn không đáng phải hứng chịu những gì thằng ranh đã gây ra. Bạn chỉ muốn vẽ, chỉ muốn tạo nên “Những vũ công màu xanh” của riêng bạn, và thằng nhóc khốn kiếp này đã cướp mất của bạn.
Lần này không còn mất ý thức nữa. Bạn biết rõ mình đang làm gì, bạn trèo lên người nó và đánh liên hồi vào mặt nó. Với mỗi cú đấm, bạn cảm nhận được gò má nó vỡ vụn dưới tay bạn. Bạn móc mắt nó như một con vật bị dại, cho tay vào lôi quai hàm nó ra. Khi tay đã đau, bạn đứng dậy và dùng chân đạp thẳng vào đầu nó.
Hình dung nhé.
Cần một áp lực tương đương 90 kg để đập nát hộp sọ con người.
Khi bạn xong việc trút giận lên thằng nhóc, đầu nó nhìn như một đĩa khoai tây nghiền với hai màu hồng tím. Tỉ lệ giết người ở Mỹ là 1/15,000 mỗi năm và thằng nhóc với bộ não đang chảy xuống ống thoát nước nhà bạn kia là con số mới nhất.
Bạn vừa rửa tay cho sạch máu vừa cố gắng bình tĩnh lại. Nhìn xác chết không đầu trong bồn tắm, bạn cảm thấy sợ chính mình - nhưng không phải vì bạn vừa nhẫn tâm giết chết một đứa nhóc mà vì cảm giác sung sướng trong lòng bạn, như thể bạn vừa đạt được một ảo tưởng. Không phải thứ ảo tưởng dâm loạn - giẫm nát sọ thằng nhóc không làm bạn nổi hứng, nhưng bạn cảm thấy mạnh mẽ. Thằng ranh vênh váo đáng phải chịu hậu quả, nhưng giờ bạn lại có vấn đề khác.
Không cần phải là tội phạm cao thủ mới biết không nên giữ xác một thằng nhóc trong bồn tắm, nhưng vứt nó đi cũng chẳng đơn giản như một phát vào thùng rác. Dù sao thì bạn cũng là họa sĩ, và họa sĩ rất có sức sáng tạo. Bạn làm như một bộ óc sáng tạo nên làm: sáng tạo một chút.
Hình dung nhé.
Bình quân mỗi năm, ở Mỹ có 75 người bị bắt vì quan hệ tình dục với người chết. Không tin à? Thử tra đi: 75 người. Việc này rất đáng lo vì có 4 bang - Louisiana, Kentucky, Oklahoma và Bắc Carolina cho phép quan hệ với người chết.
Trong số 75 người bị bắt vì quan hệ với xác chết, gần như một nửa làm việc ở nhà xác. Như vậy, có thể cho rằng nhà tang lễ có sức hấp dẫn những kẻ mê xác chết. Cứ nghĩ đi sẽ thấy có lý. Đó là nghề đáng mơ ước cho những người có sở thích quái đản ấy.
Nhiều chuyên gia tâm lý học tin rằng chỉ số ít trong đó là thực sự bị hấp dẫn bởi xác chết. Số còn lại quan hệ với xác chết vì chứng sợ xã hội. Nỗi sợ bị từ chối hay sự vô dụng của bản thân dưới áp lực là nguyên nhân đưa người ta theo con đường ấy. Xác chết sẽ không cười “kích thước” của bạn hay liếc mắt khinh thường khi bạn không thể nổi hứng, vậy nên người ta cảm thấy thoải mái và an toàn bên người chết. Vì lẽ đó mà khoảng 94% người mê xác chết là đàn ông.
Giống như bất cứ sở thích quái đản nào, hội mê xác chết có một cộng đồng nhỏ trên mạng. Nếu kiên nhẫn tìm kiếm sẽ phát hiện một số diễn đàn có các thành viên giấu mặt, trao đổi những tấm ảnh và kể chuyện về những lần quan hệ gần đây nhất. Nói là giấu mặt, nhưng như tôi đã giải thích lúc trước, người ta thường trở nên thoải mái đến mức đưa thông tin cá nhân lên mạng mà chẳng cần suy nghĩ.
Vậy hình dung nhé.
Bạn mở máy tính và tìm tòi một chút. Google quả là kỳ diệu, chỉ mất vài phút là bạn đã ở trong một diễn đàn đầy những kẻ mê xác chết. Mất thêm độ một, hai tiếng và một chủ đề khiến bạn chú ý. Trong một bình luận không liên quan, một tên biến thái nào đó khoe rằng trước khi thỏa mãn thú vui tình dục bệnh hoạn, hắn hay lui tới một hàng pizza cách nhà bạn chưa đầy 5 dặm.
Lịch sử bình luận của hắn cho thấy hắn rất hay khoe khoang về nghề nghiệp, một nghề cung cấp cho hắn hàng đống những thứ hắn gọi là “búp bê tình yêu người thật”. Có vẻ như hắn làm ở nhà tang lễ, thưởng thức khoảng thời gian riêng tư với những xác chết mà hắn có nhiệm vụ phải “làm đẹp”.
Bạn tạo một tài khoản và liên lạc với hắn, giả làm một cô bé 19 tuổi rất khoái xem đàn ông quan hệ với người chết. Khi hắn đòi chứng thực, bạn lấy tạm ảnh của em gái một người bạn rồi gửi cho hắn. Con người khi muốn tin một điều gì đó thường dễ bị lừa, và gã này rất muốn tin rằng một cô bé dễ thương thích xem những kẻ bệnh hoạn quan hệ với xác chết.
Hắn gửi bạn ảnh chụp. Đem đi tra tìm, tấm ảnh đưa bạn tới Facebook của hắn. Gã ngớ ngẩn này gửi cho bạn chính tấm hình đại diện. Trang Facebook xác nhận hắn làm ở nhà tang lễ, thậm chí có cả tên nơi hắn đang làm. Bạn mỉm cười khi phát hiện nơi đó có lò hỏa thiêu. Tuy nhiên, bạn còn phát hiện thêm một thứ sau khi đào bới thông tin về hắn - một thứ rất hữu dụng. Gã biến thái cũng có gia đình - vợ và đứa con 11 tuổi.
Cả đêm bạn ngọt nhạt với hắn, khuyến khích hắn kể cho bạn về những thứ kinh tởm hắn làm với xác chết mới. Hắn nói muốn quan hệ với bạn trên đống xác chết. Hóa ra hắn nằm trong số ít những kẻ mê xác chết mà không mắc chứng sợ sệt gì. Tên bệnh này thật sự bị hấp dẫn bởi xác chết. Bạn kể cho hắn những gì hắn muốn nghe. Khi bạn đòi ảnh khỏa thân, hắn sẵn sàng nhận lời. Tấm ảnh hắn gửi bạn là ảnh khỏa thân toàn bộ và rất rõ mặt hắn.
Bạn và hắn hẹn gặp nhau ở nhà xác sau giờ làm việc để vui vẻ với một người mẫu 24 tuổi mới chết vì dùng ma túy quá liều. Vì lý do gì đó mà hắn rất hào hứng kể về cái chết của “búp bê tình yêu người thật”. Bạn cho rằng đó là một phần của sở thích.
Tối hôm sau, bạn xuất hiện ở nhà tang lễ với một phong bì đầy chứng cứ. Hắn sụp đổ và bắt đầu khóc khi bạn giải thích rằng hắn đã bị lừa. Bạn cho hắn xem những tấm ảnh hắn gửi, nói rằng bạn đã chụp và lưu lại cuộc hội thoại trước đó. Hắn van xin bạn đừng kể cho vợ hắn. Có vẻ là vợ hắn đã bắt gặp hắn quan hệ với một cô gái 17 tuổi qua đời vì tai nạn ô tô. Lúc đó vợ hắn mang thai và chỉ ở lại với hắn vì đứa bé, nhưng cô ta tuyên bố là nếu hắn bị bắt quả tang lần nữa, cô ta sẽ gọi cảnh sát và đưa con trai rởi khỏi hắn mãi mãi. Hắn muốn đưa tiền để đuổi bạn đi, nhưng bạn từ chối. Bạn không đến vì tiền.
Bạn giải thích rằng bạn cần hắn giúp bạn phi tang một xác chết. Kế hoạch rất đơn giản. Nhà tang lễ có lò hỏa thiêu và bạn chỉ cần được vào đó. Hắn buộc phải đồng ý giúp bạn để bạn giữ kín bí mật kinh tởm đó. Hai người ra xe của bạn và nhấc cái túi to đựng xác Dark_Painter97 ra khỏi cốp xe. Bạn mang nó vào trong, nhưng khi bạn bảo hắn đưa bạn đến lò hỏa thiêu, hắn xua tay.
“Để đó tôi lo.” hắn nói.
Bạn nghi hoặc nhìn hắn và tuyên bố nếu hắn định báo cảnh sát, ngay hôm sau chứng cứ bạn có sẽ nằm trong hộp thư nhà hắn.
“Đừng lo.” hắn nói. “Anh an toàn rồi. Đến đêm đứa nhóc sẽ thành tro bụi.”
Hắn hỏi thằng nhóc đã chết thế nào nên bạn kể lại mọi chuyện.
“Chà, đôi lúc cũng có người bị giết, nhưng vụ này tàn nhẫn thật.” hắn đáp lại câu chuyện rùng rợn của bạn.
Xong việc, bạn cảm ơn sự giúp đỡ của hắn và ra cửa.
“Không, cảm ơn anh mới đúng.” hắn nói.
Câu nói của hắn khiến bạn khó hiểu. Mãi đến khi khởi động xe và rời khỏi bãi đỗ bạn mới hiểu ra tại sao hắn lại cảm ơn. Bạn đã mang cho hắn đồ chơi mới - một con “búp bê tình yêu người thật”, và hắn sẽ vui vẻ với nó trước khi đưa nó vào nơi hỏa táng.
Hình dung nhé.
Khoảng 85% dân số cả nước có thể truy cập Internet. Nghĩa là riêng ở Mỹ có khoảng 270 triệu người được kết nối với hệ thống mạng toàn thế giới. Trong số 270 triệu đó, hơn một nửa có tài khoản mạng xã hội, nghĩa là số người sử dụng Twitter, Facebook, Snapchat, Tinder và nhiều thứ khác rơi vào khoảng 135 triệu.
Bạn là một trong số 135 triệu đó. Vậy bạn làm gì sau khi vừa trốn tội giết người? Lên mạng để cố quên đi mấy ngày vừa qua. Vấn đề là, hình ảnh cái đầu nát vụn của Dark_Painter97 cứ lướt qua tâm trí bạn. Tệ hơn là bạn còn tưởng tượng xem gã biến thái ấy đang làm gì với cái xác không đầu bạn mang cho hắn.
Bạn lại nghĩ về thiên thần hộ mệnh. Bạn vẫn chưa vào Reddit lần nào từ khi người hùng trên mạng ấy giải cứu bạn khỏi trầm cảm. Vì không cần thiết. Mới vài giờ trước thôi bạn vẫn nghĩ mình hạnh phúc. Nhưng ngày hôm nay quá ám ảnh nên bạn quyết định kiểm tra xem người hùng vũ trụ có còn quanh đó, tìm kiếm cứu giúp những tâm hồn đi lạc không.
Mất một phút để nhớ ra mật khẩu, đăng nhập xong, bạn tìm lại bài viết tự sát ngày trước đã đăng. Khi đọc lại, cảm giác đau đớn hơn bạn tưởng, làm bạn nhớ lại ngày ấy cuộc đời đen tối đến mức nào. Bạn kéo xuống, tìm kiếm thiên thần hộ mệnh - người duy nhất trên đời có thể cảm thông với bạn.
Bình luận vẫn còn đó và bạn bắt đầu đọc, hi vọng rằng có thể phát hiện thêm thứ hữu ích từ lời khuyên đã từng cứu sống bạn, nhưng bạn dừng lại giữa chừng.
Bạn đã nhìn thấy thứ làm cho tim bạn lần đầu tiên muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, bạn đã đọc được tên người dùng của thiên thần hộ mệnh.
Dark_Painter97.
Bạn dụi mắt và nhìn kĩ lại để chắc chắn mình không bị ảo giác, dòng chữ trên màn hình vẫn y nguyên. Bạn nhận ra một sự thật khiến bạn buồn nôn.
Khoảng 135 triệu người Mỹ sử dụng mạng xã hội và bạn đã giết chết người duy nhất cho bạn lý do để thức dậy mỗi sáng.
Thật khó tin. Làm sao một con người tốt bụng và thấu hiểu như vậy có thể trở nên đáng ghét đến thế? Tựa như một cơn ác mộng. Cảm giác như ý thức của bạn đang lung lay. Bạn muốn cười vì sự mỉa mai của trò đời nhưng cũng muốn khóc. Cả đêm bạn ngồi nhìn bức tranh dang dở đang dựa trên tường căn hộ, không nhớ nổi bạn muốn vẽ nó cho ai. Còn quan trọng nữa sao? Khi mà cảm giác như cả thế giới này đã lừa dối bạn.
Đến sáng, hiện thực bắt đầu rõ ràng. Có lẽ ánh nắng đã xua đi màn sương bao phủ tâm trí bạn từ khám phá động trời, nhưng dù sao thì bạn cũng không tuyệt vọng nữa. Bạn nhận ra rằng bao lâu nay, bạn đã coi thiên thần hộ mệnh như một điểm tựa, bạn dựa vào những lời nói uyên thâm khi bạn không thể tự chống đỡ. Không may là hóa ra, bạn đã tôn vinh sai người. Thực tế thì người hùng của bạn vốn là một thằng khốn, một kẻ ghen tị chỉ muốn bạn sụp đổ. Kinh khủng hơn là bạn biết Dark_Painter97 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn những kẻ chỉ trích khác. Những kẻ tồi tệ hơn, và chúng đáng phải chịu hậu quả như thằng nhóc. Có khi hơn thế nữa. Cảm giác sung sướng kỳ lạ ấy lại quay về, nhưng lần này nó không khiến bạn sợ hãi. Nó khiến bạn quyết tâm.
Hình dung nhé.
Mỗi trận tuyết lở bắt đầu bằng chỉ một bông tuyết. Thử nghĩ mà xem. Rất điên rồ, nhưng rất đúng. Một sức mạnh nguy hiểm và chết chóc như vậy bắt đầu từ một thứ rất đơn giản và vô hại.
Khi bắt đầu dò la tài khoản Twitter của thằng nhóc đáng ghét đó, bạn không thể biết hậu quả là gì. Không thể đoán được là chỉ vài giờ sau, bạn sẽ mang cái xác không đầu của nó cho một gã mê xác chết. Cũng không thể đoán được là sẽ còn những lần giết chóc khác. Sau khi đã giết chính thiên thần hộ mệnh của mình, bạn nghĩ không việc gì phải bỏ qua cho những kẻ thích chỉ trích khác.
Vậy nên bạn đã tìm chúng và bắt chúng trả giá cho những bình luận cay nghiệt chúng gửi cho bạn. Bạn bắt đầu với những kẻ sống cách một ngày đường. Như một kẻ đi săn mồi, bạn theo dõi chúng, chờ đợi đến lúc thích hợp để ra tay. Những cái chết đau đớn. Bạn luôn đảm bảo rằng mỗi nạn nhân phải chịu đựng khổ sở. Gã biến thái là hỗ trợ phía sau. Bạn vẫn có thể đe dọa hắn. Hắn ra vẻ khó xử và mệt mỏi, nhưng cả hai đều biết hắn rất thích thú với công việc. Sau con “búp bê tình yêu” thứ ba hay thứ tư gì đó, hắn bắt đầu có yêu cầu.
“Tôi mong là người tiếp theo anh mang tới không có răng.” hắn nói với bạn. “Anh có kiếm được ai bị dị tật bẩm sinh không?”
Bạn giúp cho thú vui quái đản của hắn. Dù sao bạn cũng chẳng quan tâm mấy cái xác gặp chuyện gì, miễn là đến sáng chúng thành tro hết. Gã biến thái có mạng lưới những người giống hắn, những kẻ mê xác chết khắp cả nước. Rất nhiều kẻ làm việc ở nhà tang lễ và được vào lò hỏa thiêu. Mọi chuyện bắt đầu vượt ngoài tầm kiểm soát khi bạn lên kế hoạch đi du lịch chỉ để giết thêm người khác.
Vẽ tranh đã trở thành thứ yếu. Nó không làm bạn xúc động như khi giết người. Bạn vẽ tranh và đăng ảnh lên mạng chỉ để tìm thêm người để giết. Bạn không còn hướng đến sự hoàn hảo khi vẽ nữa, “Những vũ công màu xanh” đã trôi đi rất xa rồi. Bạn bắt đầu cố tình mắc lỗi để kéo thêm những ý kiến tiêu cực. Sau một thời gian, bạn không còn quan tâm những người bạn săn đuổi có đưa ý kiến thực lòng không nữa. Không ai an toàn cả.
Nhưng một trận tuyết lở cuối cùng sẽ phải dừng lại ở chân núi.
Một ngày nọ, một vị thám tử xuất hiện ở cửa nhà bạn và hỏi chuyện bạn. Anh ta đang cố liên kết sự mất tích của hai người bạn đã giết. Bạn biết anh ta vẫn chưa coi bạn là nghi phạm, nhưng bạn cũng biết anh ta rất thông minh. Sớm hay muộn thì anh ta cũng sẽ ghép lại các mảnh vỡ và phát hiện bạn đã làm gì.
Vậy hình dung nhé.
Bạn đóng gói đồ đạc, rút cạn tài khoản, và rời thành phố ngay trong đêm. Bạn không muốn chết trong tù nên đã chuyển sang đầu kia thành phố và thay đổi danh tính. Đổi kiểu tóc, đeo kính áp tròng (bạn luôn muốn có mắt màu nâu), bạn bắt đầu cuộc đời mới.
Vài ngày nữa bạn sẽ thấy chính mình trên bản tin - một họa sĩ đang nổi đột nhiên biến mất không dấu vết. Mỗi năm có 900,000 người được báo mất tích và giờ bạn là một trong số đó. Vài ngày sau đó nữa, bạn sẽ là nghi phạm chính trong hai vụ giết người mà vị thám tử đó đã hỏi bạn. Nhưng cảnh sát sẽ không bao giờ tìm ra bạn. Bạn thông minh hơn họ.
Nhưng có một vấn đề. Người ta vẫn phải chết. Ẩn cư cả đời không phải là lựa chọn. Bạn biết cảnh sát sẽ truy tìm một họa sĩ nên bạn chọn loại hình nghệ thuật khác, một thứ vẫn có thể thu hút đủ chỉ trích - nghề văn.
Với động cơ của mình, bạn nghĩ thể loại kinh dị là phù hợp. Bạn tạo các tài khoản mạng xã hội mới dưới cái tên giả, lấy ảnh đại diện là một người bạn thời phổ thông đã chết vì tai nạn xe máy. Người ta có vẻ thích các câu chuyện bạn đăng lên mạng và sau một thời gian, bạn bắt đầu nổi tiếng. Truyện của bạn xuất hiện trên các diễn đàn, được dịch ra các thứ tiếng, một số có hàng trăm hàng nghìn lượt xem khi được đọc trên YouTube.
Khi tác phẩm của bạn trở nên nổi tiếng, bạn bắt đầu làm những việc nhỏ nhặt để lôi kéo sự chỉ trích. Bạn sử dụng câu văn rất dài và cố tình mắc lỗi ngữ pháp để ai đó sẽ sửa. Thỉnh thoảng, bạn viết truyện sử dụng ngôi thứ hai vì biết rõ sẽ làm độc giả bối rối.
Bạn giữ liên lạc với gã biến thái và mạng lưới đồng nghiệp bệnh hoạn của hắn. Bẫy đã giăng, giờ bạn chỉ cần chờ đợi những kẻ chỉ trích rất muốn xé xác công sức của bạn - và chúng đã đến. Như con thiêu thân lao đầu vào lửa, người ta bâu vào những sai sót bạn sắp đặt khi viết. Người ta bới lỗi, dưới một mặt nạ ẩn danh, nhưng mặt nạ ấy cũng chỉ mỏng như tờ giấy.
Không còn riêng tư nữa, không thể giấu mặt hoàn toàn. Nếu ai đó kiên nhẫn đào sâu thì sẽ có thể biết hết về bạn và những người thân thiết nhất của bạn.
Vậy cho tôi hỏi một câu. Một câu mà sẽ khiến bạn bật cười khi đã nhận ra câu chuyện này là về ai, nhưng cũng khiến bạn suy nghĩ thật cẩn trọng về những gì mình đăng lên mạng.
Bạn đang hình dung chưa?
Người dịch: Aki
Nguồn: vincentvenacava
Hình dung nhé
Reviewed by genen
on
tháng 12 26, 2015
Rating:
Không có nhận xét nào: