Josef Mengele - Thiên thần của Thần chết

Josef Mengele (tiếng Đức: [ˈjoːzɛf ˈʁuːdɔlf ˈmɛŋɡələ], 16 tháng 3 năm 1911-7 tháng 2 năm 1979, 67 tuổi) là một sĩ quan SS, bác sĩ Đức Quốc xã, có biệt danh "thiên sứ của quỷ thần" (tiếng Đức: Todesengel). Ông nhận học vị tiến sĩ nhân chủng học tại Đại học München và y học tại Đại học Frankfurt. Ông tham gia điều hành các thí nghiệm vô nhân đạo trên tù binh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tại Trại tập trung Auschwitz trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ hai.


Thời trẻ và gia đình

Josef Mengele là con trai cả trong ba đứa con của cặp vợ chồng Karl và Walburga Mengele[1], sống ở làng Bavarian, Gunzburg. Bố của Mengele là chủ cơ sở sản xuất nông cụ, nghiêm khắc nhưng ngay thẳng và tốt bụng. Còn mẹ của Mengele, Walburga lại là người mà bất cứ người làm công nào ở đây cũng sợ. Người đàn bà này cực kỳ nóng tính, bà thường xuyên đánh đập người làm công lười nhác và tay nghề kém cũng như chửi rủa các con và chồng mỗi khi không vừa ý. Và những hành vi thô bạo của mẹ này dường như để lại ấn tượng lâu dài tới chàng trai trẻ Josef. Phương pháp giáo dục lạnh lùng của bà được cho là rất có thể đã tạo nên kẻ giết người máu lạnh. Từ khi còn nhỏ, Mengele đã tạo nên hình ảnh đặc biệt đeo găng tay trắng và những đôi găng tay này chính là dấu hiệu để các nạn nhân ở trại Auschwitz phân biệt ông với những bác sĩ SS khác.
Thời điểm đó, những tham vọng của Josef Mengele tỏ ra trái ngược hoàn toàn với những mong đợi của bố cậu, Karl. Trong khi người cha mong muốn đứa con trai lớn nhất của mình sẽ làm việc trong xưởng sản xuất nông cụ của gia đình ở Gunzburg thì chàng trai trẻ Josef Mengele lại mơ ước một sự nghiệp vượt xa những mong muốn kinh doanh thông thường và vượt xa những giới hạn ở quê hương Bavarian của cậu. Suốt thời thanh niên của mình, Josef Mengele mong muốn được ra ngoài Gunzburg và phát triển sự nghiệp khoa họcnhân chủng học. Không che giấu chút nào về tham vọng của mình, Josef Mengele đã có lần khoác lác với một người bạn rằng một ngày kia tên của cậu sẽ xuất hiện trên Bách khoa từ điển. Năm 1930, Josef tốt nghiệp trường trung học ở Günzburg và vượt qua bài thi sơ tuyển đầu vào trường đại học. Josef Mengele rời Günzburg đến Munich vào tháng 10/1930 để bắt đầu học Đại học Munich. Mengele ghi danh vào khoa Nhân chủng học và Y học. 5 năm sau, Mengele đã được trao bằng tiến sĩ cho luận án của mình mang tên "Nghiên cứu hình thái học chủng tộc". Vào tháng 5/1943, Mengele về nhận công tác tại trại tập trung Đức Quốc xã ở Auschwitz, Ba Lan để nghiên cứu di truyền của con người. Mục tiêu của công việc này là mở khóa những bí mật của kỹ thuật di truyền, và tìm cách xoá những sợi gene yếu kém của con người nhằm tạo nên một siêu chủng tộc Đức.
Mengele đã lấy Irene Schönbein ngày 28 tháng 7 năm 1939. Họ có một con trai duy nhất là Rolf Mengele sinh ngày 11 tháng 3 năm 1941. Năm năm sau khi Mengele di cư đến Buenos Aires năm 1949, Irene li dị ông. Cô tiếp tục sống ở Đức cùng con trai. Ngày 25 tháng 7 năm 1958, ở Nueva Helvecia, Uruguay, Mengele đã tái hôn với Martha Mengele, vợ góa của em trai ông. Hai người không có con riêng.

Những thí nghiệm ghê rợn


Trại tập trung Auschwitz là một nơi tận cùng của sự đau khổ. Đây là nơi có điều kiện vệ sinh vô cùng kém. Và đó là lý do để các bệnh như sốt phát bantiêu chảy lan tràn. Tại nơi này, Mengele luôn xuất hiện với vẻ tốt bụng nhưng là cả một biển khổ của những người tù binh ở đây đến từ đôi tay đeo găng trắng như bông của vị bác sĩ này. Mặc dù rất độc ác và tàn bạo, nhưng Mengele luôn che mắt cả được đồng nghiệp và các nạn nhân bằng thái độ quan tâm khi mới tiếp xúc, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em dù sau đó ông ta đưa họ vào phòng hơi ngạt[2]. Vẻ ngoài như một ngôi sao điện ảnh và vẻ quyền lực làm cho ông ta trở thành đối tượng khao khát của những phụ nữ mà hắn tra tấn và sát hại. Tù nhân, bác sĩ Gisella Perl nhớ lại một sự cố khi Mengele bắt một người phụ nữ đang cố thoát ra khỏi chiếc xe chuyển nạn nhân đến phòng ngạt. Mengele túm lấy cổ bà và đánh vào đầu bà khiến máu chảy tung tóe. Ông ta tiếp tục đánh, đấm vào đầu và miệng la hét "mày muốn trốn hả... mày không trốn được bây giờ đâu. Mày sẽ bị thiêu như những người Do Thái bẩn thỉu thôi". Và rồi đôi mắt thông minh của người phụ nữ biến mất dưới lớp máu. Một vài giây sau đó, chiếc mũi thẳng tắp cũng trở nên bẹp dí đầy những máu là máu. Nửa giờ sau đó, Tiến sĩ Mengele trở lại bệnh viện. Ông lấy một miếng xà phòng thơm ra khỏi túi của mình và huýt sáo. Một nụ cười hài lòng hiện trên khuôn mặt ông, ông bắt đầu rửa tay.
Mengele cung cấp vô hạn các ví dụ về sự tận tâm của mình trong việc thực thi mệnh lệnh của Đức Quốc xã, và sự tàn bạo đến vô cùng để hoàn thành nhiệm vụ. Có một lần Kapo, một tù nhân Do Thái đã cố gắng đẩy một số tù nhân từ dòng người phải sang buồng hơi ngạt sang dòng lao động. Mengele đã rất tức giận, ông giết Kapo ngay tức thì bằng súng. Một lần khác, khi thấy trại tập trung quá chật chội, ông đã ra lệnh đào chiến hào, và sau đó đổ đầy xăng và đốt cháy rồi cho ném cả người chết và người sống, người lớn cũng như trẻ em và trẻ sơ sinh xuống đó. Một tù nhân người Nga tên là Annani Silovich Petko thì nhớ lại cảnh kinh hoàng: "Nhóm các sĩ quan SS gồm cả Mengele lái xe chở tù nhân vào sân. Xe họ vòng quanh ngọn lửa đang cháy bùng bùng, và đổ những đứa trẻ trong xe vào lửa. Trẻ em bắt đầu rên la còn các sĩ quan đi bộ xung quanh đó với gậy trên tay để đẩy những đứa trẻ cố gắng thoát ra ngoài". Người ta gọi ông ta là "ác quỷ trong hình người", "Biểu tượng của quỷ dữ", một kẻ đã dùng tù nhân trong trại tập trung như chuột cho những thí nghiệm của mình. Một kẻ hoang tưởng về sự ưu việt của chủng tộc Đức. Một tên sát nhân lạnh lùng có thể thản nhiên vừa huýt sáo theo nhịp điệu nhạc của Wagner vừa ra hiệu đưa người Do Thái vào phòng hơi ngạt. Nhân danh khoa học, ông đã bơm thuốc mê vào tim trẻ em[3], gây bệnh thương hàn cho tù nhân, tiêm axit cho ăn mòn ống dẫn trứng của phụ nữ, mổ lấy tim ở người đang sống, chặt nhỏ trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz đã có tổng cộng 960.000 người bỏ mạng. Tại đây, ông được giao nhiệm vụ giám sát quá trình thủ tiêu tù nhân. Khi có tù nhân mới, ông chọn lựa những tù nhân ốm và yếu để đưa đi thủ tiêu trước. Ông cũng có nhiệm vụ kiểm tra dịch bệnh. Năm 1944, khi trong "Trại người Séc" phát bệnh lị, ông đã cho thủ tiêu toàn bộ 10.000 tù nhân của trại này bằng hơi ngạt. Người ta cho rằng ông là một "nhà khoa học giả hiệu", tự hành động ở trại tập trung như một kẻ nghiện máu người. Nhưng điều đó có lẽ không đúng. Một ủy ban sử gia Đức đã tìm kiếm 5 năm trời trong kho tư liệu của Viện Max PlanckBerlin và phát hiện ra rằng với những thí nghiệm ở Auschwitz, Mengele đã chuẩn bị cho luận án tiến sĩ khoa học của mình trong lĩnh vực di truyền học.
Mengele cũng tham gia các nghiên cứu y học quân sự. Tại trại tập trung, ông cho tù nhân bị điện giật, gây thương tích bằng súng rồi gây nhiễm trùng bằng cách rắc đất lên vết thương. Ngoài ra, ông còn thử các kỹ thuật triệt sản: Cắt ống dẫn trứng, chiếu X-quang hoặc tiêm chất ăn mòn tử cung, cắt bỏ tinh hoàn... nhằm áp dụng đối với các chủng tộc "hạ đẳng".

Những đề án kinh hoàng


Đề án mà Mengele tâm đắc nhất là nghiên cứu về các cặp song sinh. Tù nhân may mắn thoát chết trong trại tập trung, Zvi Spiegel nhớ lại: Mỗi cặp song sinh khi tới trại, trước hết, phải khai rất kỹ. Sau đó là một loạt thí nghiệm. Trẻ em bị lấy máu, đo đạc và chụp X-quang tay chân với mục đích tìm sự khác biệt giữa những cặp song sinh một trứng và cặp song sinh hai trứng. Người ta ước tính có ít nhất 900 cặp song sinh đã trải qua phòng thí nghiệm này, nhưng chưa tới 50 cặp còn sống sót.
Trong "Đề án mống mắt", các nhà điều tra đã tìm ra được nhiều bằng chứng xác thực: ngay từ năm 1942, các nhà khoa học của Đức Quốc xã đã muốn tìm hiểu vì sao mà sự di truyền màu mắt không tuân thủ quy luật của thuyết Mendel. Để thực hiện đề án của mình, Mengele đặc biệt dành riêng một doanh trại cho các đối tượng sinh đôi, (cũng giống như cho người lùn, và "mẫu vật kỳ lạ", cặp song sinh là đối tượng yêu thích của ông và ông dành đối xử đặc biệt như giữ tóc, quần áo riêng và nhận được khẩu phần ăn thêm. Các lính canh trại trẻ song sinh phải hết sức nghiêm ngặt: không được phép lạm dụng trẻ em, và phải chăm sóc chúng tốt để chúng không ốm và chết. Mengele vô cùng giận dữ nếu một trong các mẫu vật bị chết. Những cặp song sinh được gọi là "Trẻ em của Mengele". Dù có được chăm sóc đặc biệt đến vậy thì cuối cùng chúng cũng phải lìa đời trong đau đớn[4] dưới bàn tay của kẻ sát nhân này giống như bất kỳ tù nhân nào ở trại Auschwitz.
Ông tiêm mẫu máu từ người sinh đôi này sang người kia với loại máu khác nhau và ghi nhận phản ứng. Điều này đã gây ra những cơn đau đầu dữ dội và sốt cao kéo dài nhiều ngày. Để xác định xem màu mắt có thể được biến đổi gen, Mengele đã tiêm thuốc nhuộm vào mắt của một số đối tượng sinh đôi. Và điều này luôn luôn dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng vô cùng đau đớn, và đôi khi thậm chí bị . Nếu cặp song sinh chết, Mengele sẽ thu lượm các đôi mắt của chúng và gắn lên các bức tường của văn phòng của hắn, giống như một mẫu côn trùng. Trẻ nhỏ cũng thường xuyên bị đặt vào một chiếc lồng kín hơi và phải chịu một loạt các kích thích khác để tên bác sĩ máu lạnh xem phản ứng.
Một số cặp song sinh thì bị thiến hoặc triệt sản. Nhiều cặp song sinh khác thì bị cắt bỏ tay chân. Một số khác lại bị tiêm với tác nhân lây nhiễm để bác sĩ máu lạnh xem cơ thể nhỏ bé của chúng sẽ chống chọi bao lâu với bệnh tật. Và rất nhiều trẻ bị Mengele phẫu thuật mà không dùng thuốc mê. Một nhân chứng kể lại: "Một lần, tôi chứng kiến một ca phẫu thuật dạ dày - Mengele đã gỡ bỏ các phần của dạ dày, nhưng mà không có bất kỳ chất gây mê. Một lần khác, đó là một trái tim đã được loại bỏ, một lần nữa, mà không cần gây mê. Thật kinh hoàng"[5].

Hành trình trốn chạy 35 năm


Năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin, toàn bộ hồ sơ mật về các công trình nghiên cứu dã man này đã bị thủ tiêu, những kẻ tội phạm chính đã trốn sang Nam Mỹ. Bản thân Mengele đã "lặn" mất tăm. Người ta đã treo thưởng 1 triệu mark để bắt ông. Lệnh truy nã của cơ quan tư pháp Đức năm 1959 đã buộc tội Mengele sát hại tù nhân "một cách dã man như súc vật", "với niềm vui giết người".
Và trong suốt những năm sau đó Mengele luôn trong tư thế trốn chạy. Đầu tiên ông trốn đến một nông trang gần quê hương Günzburg. Ông sử dụng chứng minh thư giả và lao động chân tay ở nông trường để kiếm sống. Ông vẫn luôn nắm được thông tin các sự kiện bằng cách bí mật liên lạc với một người bạn ở Günzburg. Nhưng sau đó thấy rằng không thể an toàn Mengele lại di cư sang Nam Mỹ, ông chuyển đến Argentina năm 1949, Paragoay năm 1959 và cuối cùng là Brasil[6]. Mengele được cho là chết ngày 07 tháng 2 năm 1979 trên bãi biển tại Bertioga, Embu, Brasil, do bị một cơn đột quỵ trong khi bơi lội trên biển. Ông được chôn cất ở Embu das Artes với tên ghi trên bia mộ là "Wolfgang Gerhard"[7]. Y đã trốn chạy suốt 35 năm trời dưới những tên giả như Fritz Fischer, Walter Hasek, Tiến sĩ Helmut Gregor -Gregori, Jose Aspiazi, Friedrich Edler von Breitenbach, Tiến sĩ Henrique Wollmann và cuối cùng là Wolfgang Gerhard.

Sau khi chết


Năm 1964 các trường Đại học của Frankfurt và Munich rút bằng cấp của ông.
Tháng Hai năm 1985 một phiên tòa công khai, vắng mặt, được tổ chức tại Yad Vashem để xét xử ông.
Tháng sáu năm 1985, mộ đã được khai quật để giám định pháp y.

Nguồn: vi.wikipedia.org
Josef Mengele - Thiên thần của Thần chết Josef Mengele - Thiên thần của Thần chết Reviewed by genen on tháng 8 28, 2015 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.